Tụt thai là một biểu hiện cực kỳ quan trọng gần cuối thai kỳ. Vậy tụt thai là gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách dấu hiệu khi tụt thai. Cũng như cách giải quyết khi thai bắt đầu tụt.
Tụt thai là gì? Dấu hiệu tụt thai thường xuất hiện khi thai nhi phát triển ở mức lớn, trong những tháng cuối thai kỳ. Khi đó thì thai nhi sẽ dần dịch chuyển sâu xuống phần dưới tử cung của bà bầu. Và dừng chân cuối cùng ở vùng khung xương chậu.
Chính điều này giúp bạn thấy bụng bầu tụt xuống thấp hơn so với những tháng trước. Thời điểm này thì các chị em cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần để bắt đầu vượt cạn.
Sau khi bạn đã biết tụt thai là gì thì cùng xem các dấu hiệu của nó nhé. Bởi khi biết các dấu hiệu này cũng đồng nghĩa với việc chuẩn bị đón em bé chào đời.
Chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường và thấy được vị trí bầu thấp hơn so với những tháng trước. Nên bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý, có những trường hợp khi thấy bụng tụt thì sinh sau đó 1-2 tuần. Bạn cũng có thể phát hiện ra bụng tụt khi thấy khoảng cách giữa ngực và bụng bầu xa hơn.
Khi bước vào giai đoạn tụt thai thì bà bầu cũng đi tiểu nhiều hơn. Bởi vì lúc đó em bé trong bụng sẽ chèn ép, nên tạo thành áp lực tác động vào bàng quang. Điều này khiến chị em luôn có cảm giác đi tiểu thường trực.
Nhưng dấu hiệu tụt bụng này đôi khi cũng nhầm với hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai. Bởi cả hai trường hợp này thì chị em mang thai đều có tần suất đi tiểu nhiều.
Khi thai nhi di chuyển nhiều xuống sẽ đè ép lên xương chậu, nên khiến mẹ bầu ngồi khó khăn. Nhiều khi bà bầu còn có cảm giác là em bé trong bụng có thể chui ra ngay lúc đó. Cảm giác khó chịu này càng tăng lên khi mà bạn đi lại. Vóc dáng cũng không được bình thường, nhiều người còn ví lạch bạch như vịt bầu.
Khi thai nhi di chuyển xuống dưới thì phổi của mẹ cũng có nhiều không gian hơn. Nhờ vậy mà mẹ bầu dễ thở hơn, giảm tình trạng thở hổn hển.
Trong thời kỳ mang thai thì bà bầu thường bị những cơn ợ nóng hoành hành. Hiện tượng này thường xảy ra do tử cung và dạ dày “tranh giành” không gian.
Táo bón hoặc trĩ là hiện tượng phổ biến khi tụt thai. Nhất là những tuần cuối thai kỳ thì tình trạng tụt làm táo bón hoặc trĩ càng nhiều. Để hạn chế được tình trạng này thì bạn cần bổ sung chất xơ và uống nhiều nước.
Sau khi đã biết tụt thai là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các câu hỏi liên quan sau nhé.
Có rất nhiều trường hợp mẹ bầu đến tuần thứ 39 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tụt thai. Và để trả lời được câu hỏi có đẻ thường được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
Thực chất thì việc tụt thai không ảnh hưởng đến việc sinh mổ hay là sinh thường. Vậy nên nếu chửa đến tuần 38,39 mà bạn vẫn chưa thấy dấu hiệu tụt thai thì cũng đừng nên lo lắng quá nhiều.
Khi bạn thấy bà bầu tụt bụng thì chính là dấu hiệu sắp đến ngày “vượt cạn”. Thông qua các dấu hiệu dưới đây cũng sẽ cho bạn biết bụng tụt bao lâu thì sẽ sinh:
Vậy nên không thể dựa hoàn toàn vào dấu hiệu tụt bụng để biết thời điểm sinh em bé. Khi bước vào tháng cuối thai kỳ thì bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như vật dụng cần thiết.
Nếu là lần đầu mang thai thì thường có dấu hiệu tụt bụng ở tuần 36 hoặc là trước thời gian sự sinh khoảng 2-4 tuần.
Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ chắc chắn bạn đã biết tụt thai là gì. Bạn có thể thông qua hiện tượng tụt thai này để biết thời điểm sinh em bé. Cũng như biết cách chăm sóc thai nhi để hai mẹ con “vượt cạn” thành công.