Hạt chia kỵ với gì? Cách dùng hạt chia an toàn, hiệu quả cho Thận
Hạt chia có lẽ đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách sử dụng hạt chia phù hợp, cũng gây ra nhiều tác hại. Vậy hạt chia kỵ với gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này, cũng như hướng dẫn cách sử dụng hạt chia đúng chuẩn.
Giải đáp hạt chia kỵ với gì?
Để sử dụng hạt chia mạng lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn cần biết hạt chia kỵ với gì. Thực chất là trong hạt chia có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng không đồng nghĩa là nó hợp với tất cả mọi thứ. Vậy nên, nếu bạn đang sử dụng một trong những loại thuốc sau đây thì không nên sử dụng hạt chia.
Thuốc huyết áp
Cũng có rất nhiều người bị huyết áp cao sử dụng hạt chia để giảm huyết áp. Tuy nhiên nếu sử dụng với liều lượng không hợp lý sẽ làm tăng cường tác dụng của thuốc điều trị huyết áp. Từ đó gây ra các tình trạng như là giảm huyết áp đột ngột, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Thuốc trị tiểu đường
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng hạt chia có thể làm giảm lượng đường ở trong máu. Bởi trong hạt chia có tới 37% hàm lượng chất xơ, nên nó tác động làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể.
Vậy nên các bệnh nhân đang bị tiểu đường thì chỉ nên sử dụng lượng hạt chia vừa phải, giúp kiểm soát lượng đường tốt hơn. Đồng thời lượng thuốc điều trị tiểu đường cũng cần điều chỉnh phù hợp, để không xảy ra tình trạng sụt giảm lượng đường trong máu.
Hoặc nếu các bệnh nhân muốn sử dụng hạt chia song song với loại thuốc này thì cần sự hướng dẫn của bác sĩ.
Người bị dị ứng hạt vừng, mù tạt, bạc hà
Nếu bạn là người bị dị ứng hạt vừng, mù tạt, bạc hà thì rất có thể không hợp hạt chia. Để chắc chắn thì bạn nên sử dụng một lượng nhỏ trước. Nếu không có tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, khó chịu thì mới tiếp tục dùng.
Hạt chia kỵ ăn sống hoặc ăn khô trực tiếp
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, hạt chia có thể hấp thụ được lượng nước cao gấp 27 lần trọng lượng của nó. Vậy nên khi bạn ăn sống hạt chia vào bụng, sẽ khiến nọ hấp thụ lượng nước lớn trong đó. Dẫn đến tình trạng chặn thực quản gây khó thở, vậy nên bạn cần ngâm hạt chia nở đều trong nước trước khi dùng.
Không phù hợp với người máu khó đông
Một số báo cáo cũng chỉ ra rằng, hạt chia có tác dụng là ngăn đông máu. Vậy nên những ai mắc chứng máu khó đông, hoặc là đang phẫu thuật thì không nên sử dụng hạt chia.
Bệnh nhân sỏi thận
Trong hạt chia có chứa nhiều oxalat, mà hàm lượng oxalat cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Tuy nhiên, vẫn chưa có chứng minh khoa học nào nói rõ ràng về điều này. Nhưng với các bệnh nhân sỏi thận, nên muốn sử dụng hạt chia thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bệnh nhân gặp vấn đề đường ruột
Với những bệnh nhân mắc các vấn đề đường ruột như là viêm loét đại tràng, viêm ruột, đau dạ dày không nên dùng hạt chia. Đặc biệt là những người mắc bệnh mãn tính về đường tiêu hóa thì càng không nên dùng hạt chia, sẽ dẫn đến các triệu chứng như là tiêu chảy, đau bụng hoặc mất sức.
Hướng dẫn cách dùng hạt chia an toàn
Để giúp hạt chia phát huy được hết tác dụng của nó, bạn cần biết dùng đúng liều lượng và phương pháp.
Lượng hạt chia nên dùng
Nên sử dụng hạt chia với lượng phù hợp nhất, để vừa có tác dụng lại còn an toàn.
- Đối với trẻ em: 10g/ngày
- Người lớn: 15g/ngày
- Người thường vận động: 25-30g/ngày
- Phụ nữ mang thai: tối đa 20g/ngày và mỗi lần cũng không nên quá 10g.
Bạn cần lựa chọn hạt chia chất lượng tốt, để mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Hạt chia thật thường nhờn bóng, không mùi và khi bỏ vào nước thì không bị lắng cặn.
- Hạt chia không đảm bảo thường có mùi khó chịu, xuất hiện cặn khi cho vào nước.
Cách chế biến hạt chia
Bạn có thể chế biến nhiều cách khác nhau từ hạt chia:
- Đơn giản nhất là ngâm hạt chia với nước lạnh để chúng nở ra đều. Sau đó cho hạt chia vào các loại thức uống như là nước ép, nước chanh, trà, sinh tố,…
- Hoặc là bạn cũng có thể cho hạt chia vào các món ăn sau để thêm độ dinh dưỡng, như là thịt nướng, salad, bánh mì, trứng chiên, súp,…
- Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng hạt chia để tẩy chế bào chết cơ thể cũng khá hiệu quả.
Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã biết hạt chia kỵ với gì. Hy vọng với những kiến thức này, sẽ giúp bạn biết cách sử dụng hạt chia cho hợp lý và an toàn nhất.