YẾN THÔ, YẾN RÚT LÔNG, YẾN CHƯNG TƯƠI, YẾN CHƯNG TIỆT TRÙNG

logo

Cho con bú ăn rau sống được không? 5 điều cần lưu ý

Chế độ ăn uống sau sinh và đang cho con bú là vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ mà cả nguồn dinh dưỡng cho con nhỏ. Nhiều người thắc mắc là cho con bú ăn rau sống được không? Hãy cùng chúng tôi trả lời thắc mắc này, cũng như lưu ý cần biết khi ăn rau sống sau sinh nhé.

Rau sống có những giá trị dinh dưỡng nào?

Trước khi giải đáp cho con bú ăn rau sống được không, bạn cần nắm được giá trị dinh dưỡng của rau sống.

Rau sống thường xuất hiện trong rất nhiều các món ăn, phổ biến như là rau xà lách, tía tô, húng quế, cải bẹ xanh, rau đắng, cải cúc, húng chó, rau răm,…Những loại rau này được xem như là gia vị, tăng thêm vị thơm và hấp dẫn cho món ăn. Nhất là những món nhiều thịt, dầu mỡ thì càng cần đến sự xuất hiện của rau sống.

Rau sống cũng mang đến nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nó chứa một lượng lớn chất xơ, các vitamin C, A, E, chất khoáng, cùng các yếu tố vi lượng,… Một số loại rau sống còn cung cấp kháng sinh thực vật giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bởi vì rau sống là ăn trực tiếp không qua chế biến, nên chất dinh dưỡng không bị hao hụt.

Thời gian cho con bú ăn rau sống được không?

Rau sống mang lại nhiều chất dinh dưỡng nhưng cho con bú ăn rau sống được không? Khi vừa sinh xong bạn không nên ăn rau sống quá sớm. Bởi vì trong rau sống cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm không lường trước được. Thậm chí nhiều loại rau còn mang đến nguy cơ mắc bệnh cao, có chứa tới 90% là ký sinh trùng.

Nhất là hiện nay nhiều người vì lợi nhuận mà bày bán rau sống không an toàn, có chứa thuốc trừ sâu. Nhất là không biết cách làm sạch thì càng dễ bị ngộ độc hơn. Trên rau sống còn có chứa các loại giun sán, giun móc, sán lá gan,… Chính điều này gây ra các bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người, nhất là chị em sau sinh sức đề kháng còn yếu.

Cũng chính vì lý do này nên các chị em sau sinh nên kiêng rau sống khoảng 6 tháng. Các mẹ chỉ nên ăn khi cơ thể phục hồi hoàn toàn, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa đã ổn định.

Các lưu ý dành cho chị em sau sinh khi ăn rau sống

Để biết cho con bú ăn rau sống được không thì cần nắm các lưu ý sau:

  • Rau sống có nguồn gốc rõ ràng: Bạn cần mua rau sống ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng an toàn.
  • Rửa sạch rau: Cần phải nhặt và rửa rau sống sạch sẽ dưới vòi nước sạch. Tốt nhất là ngâm rau sống với nước muối để đảm bảo vệ sinh. Với các bước tỉ mỉ sẽ giúp bạn làm trôi các sán, vi khuẩn, bụi bẩn bám trên rau sống.
  • Không ngâm nước muối quá lâu: Các chị em khi ngâm rau sống với nước muối chỉ nên để trong 5-10 phút. Đừng ngâm rau sống với nước muối quá lâu, bởi nó sẽ tạo điều kiện khiến hóa chất ngấm vào rau và mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
  • Không ăn rau mầm: Hầu hết các loại rau sống đều tốt cho sức khỏe, nhưng với rau mầm thì không. Vậy nên các chị em sau sinh tuyệt đối không được ăn rau sống mầm. Bởi vì rau sống mầm được sinh trưởng và phát triển trong môi trường ấm và ẩm, nó có chứa rất nhiều vi khuẩn như E. coli, salmonella và listeria. Nên khi các mẹ ăn rau mầm sống sẽ khiến nhiều vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Có thể trần qua nước sôi: Một số người cũng có thói quen trần qua rau sống trước khi ăn, điều này sẽ giúp loại bỏ được khá nhiều vi khuẩn.

Các đối tượng không nên ăn rau sống

Bạn không chỉ cần biết cho con bú ăn rau sống được không, mà cần nắm được những đối tượng không nên ăn rau sống.

  • Người bị viêm đại tràng: Các chị em sau sinh bị viêm đại tràng thì không nên ăn rau sống. Bởi vì căn bệnh này bắt nguồn bởi đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống. Hơn nữa trong rau sống lại chứa nhiều chất xơ không tan như cellulose, nên khi nó được tiêu hóa xuống dưới dễ cọ xát vào thành ruột. Khiến các bệnh nhân viêm đại tràng xuất hiện các cơn đau kéo dài và khó chịu.
  • Người bị đau dạ dày: Những chị em bị đau dạ dày thì không nên ăn rau sống, bởi các xơ sợi có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày. Điều này khiến tình trạng bệnh đau dạ dày của chị em không thể chấm dứt được.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cho con bú ăn rau sống được không, câu trả lời là có. Tuy nhiên bạn cần chú ý về thời điểm, chất lượng và loại rau sống. Lựa chọn phù hợp để cơ thể có thêm chất dinh dưỡng mà vẫn an toàn cho sức khỏe.

Tất cả chi nhánh của Yến sành

Chi nhánh 1: Học viện kỹ thuật quân sự, phố Kiều Mai, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0977.681.433 (Mrs Hiền)

Chi nhánh 2: Số 04 Cù Chính Lan, phố Tân Quý, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Điện thoại: 0916.598.949 (Mrs Thanh Nhàn)

Chi nhánh 3: A1, Vinhome Hàm Nghi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0978.308.980 (Mrs Ngọc Hà)

Chi nhánh 4: R1, Royal City, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0777.228.902 (Mrs Lưu Ly)

Chi nhánh 5: Tòa B, chung cư Viglacera- Thăng Long Number1, Khuất Duy Tiến, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935.131.668 (Mrs Nguyễn Hường)

Chi nhánh 6: Số 1 Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0967.804.787 (Mrs Vân Anh)

Chi nhánh 7: CT1B, chung cư VOV Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0344.931.392 (Mrs Kim Jung)

Chi nhánh 8: 50A đường Hoàng Trọng Trì, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0948.379.119 (Mrs Phương)

Chi nhánh 09: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0972.298.685 (Mrs Lê Na) 

Chi nhánh 10: Chung cư Florita, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919.928.165 (Mrs Bảo Linh)

Chi nhánh 11: Nagoya Nhật Bản.
Điện thoại: 07044994937 (Ms. Hường Hoàng)

Chi nhánh 12: Osaka Nhật Bản
Điện thoại: 09085755999 (Ms. Hoàng Lan)

Chi nhánh 13: 113 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0918654066 (Minh Hiền)

Chi nhánh 14: Toà K2, The K Park, Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0347091688 (Thùy Hoàng)