YẾN THÔ, YẾN RÚT LÔNG, YẾN CHƯNG TƯƠI, YẾN CHƯNG TIỆT TRÙNG

logo

Công dụng của yến sào và 3 nhóm người không nên sử dụng

Bạn có đang băn khoăn yến sào dùng cho đối tượng nào? Yến sào là một thực phẩm bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng yến sào. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về đối tượng nên và không nên sử dụng yến sào, cũng như tác dụng và cách dùng yến sào hiệu quả.

Thành phần, công dụng của yến sào

Thành phần trong yến sào bao gồm: 

  • Protein: Đây là thành phần chính của yến sào, chiếm 50 – 60% tùy thuộc vào từng loại yến. 
  • Axit amin: Yến sào chứa tới 18 loại axit amin và đều là các axit amin cần thiết cho cơ thể. 
  • Khoáng chất: Yến sào có chứa 31 nguyên tố vi lượng giúp ích nhiều cho cơ thể như: Crom, sắt, selen, canxi, kẽm, … 
  • Carbohydrate và một lượng nhỏ lipit. 

Tổ yến sào có nhiều công dụng cho sức khỏe làm đẹp: 

  • Tăng cường sức khỏe: lượng chất dinh dưỡng và protein cao trong yến sào giúp tăng cường sức khỏe, tăng hệ miễn dịch.
  • Làm đẹp da: Dưỡng chất có trong yến sào kích thích sản xuất elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa và tăng độ đàn hồi cho da. 
  • Hỗ trợ sức khỏe đôi mắt: Yến sào có chứa nhiều vitamin A, C, E và nhiều khoáng chất như kẽm, sắt giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe mắt. 
  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt: Các chất khó tiêu được enzyme trong yến sào phân giải, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp tăng cường hoạt động của ruột, giảm tình trạng táo bón và cải thiện chức năng tiêu hóa tổng thể.
  • Tăng cường trí não: Hàm lượng acid amin và crom có trong yến sào giúp cải thiện trí nhớ, tăng cường trí não, hỗ trợ giảm căng thẳng và mệt mỏi.
  • Xương chắc khỏe hơn: Thành phần trong yến sào không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể lượng canxi dồi dào mà còn giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ hơn. Vì vậy sử dụng yến sào giúp xương chắc khỏe hơn. 

Ngoài ra yến sào còn nhiều công dụng khác như giúp tăng cường sinh lý, hỗ trợ hồi phục sau sinh, ổn định đường huyết, điều hòa huyết áp và nhịp tim …. 

Yến sào dùng cho đối tượng nào?

Yến sào là thực phẩm quý giá phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là:

Trẻ em biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn:

  • Yến sào chứa nhiều protein, axit amin và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện.
  • Kích thích hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ ít ốm vặt.

Người cao tuổi, người có sức khỏe kém:

  • Yến sào giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giúp người cao tuổi khỏe mạnh, dẻo dai.
  • Cải thiện tình trạng suy nhược, ăn uống kém, mất ngủ.
  • Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Phụ nữ mang thai và sau sinh (từ tháng thứ 4 trở đi):

  • Yến sào cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé.
  • Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh.
  • Bổ sung dưỡng chất cho mẹ sau sinh, giúp mẹ mau hồi phục sức khỏe và lấy lại vóc dáng.

Phụ nữ muốn làm đẹp

  • Yến sào kích thích sản sinh collagen, giúp da căng mịn, giảm nếp nhăn và nám da.
  • Tăng cường sức khỏe và cải thiện vóc dáng

Người cần bổ sung năng lượng trí não

  • Tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung: Yến sào cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Yến sào giúp an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ai không nên ăn yến sào

Tuy yến sào có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Một số đối tượng không nên sử dụng yến sào bao gồm:

1. Người có tiền sử dị ứng với các thành phần trong yến sào:

  • Yến sào có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, khó thở.
  • Cần thận trọng khi sử dụng yến sào lần đầu tiên và nên theo dõi phản ứng của cơ thể.

2. Trẻ em dưới 12 tháng tuổi (hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện):

  • Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 12 tháng tuổi chưa hoàn thiện nên khó có thể hấp thu được các dưỡng chất trong yến sào.
  • Có thể sử dụng yến sào cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp.

3. Người mắc các bệnh lý: gout, tiểu đường (cần tư vấn kỹ từ bác sĩ):

  • Yến sào chứa nhiều purin, có thể làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh gout.
  • Yến sào có thể làm tăng lượng đường trong máu, cần kiểm soát lượng đường huyết khi sử dụng yến sào.

Ăn yến sào nhiều có tốt không? 

Ăn yến sào nhiều có tốt không? Câu trả lời là Không? Việc ăn yến sào nhiều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây chướng bụng và khó tiêu.

Như vậy, yến sào chỉ an toàn và đem lại hiệu quả tốt nếu dùng đúng cách, đúng liều lượng quy định.

Ăn yến sào như thế nào

Để phát huy hết hiệu quả của yến sào, khi sử dụng yến sào bạn cần lưu ý đến một vài điều sau đây:

Dùng đúng đối tượng: Không phải ai dùng yến sào cũng đem lại kết quả như mong đợi, Trong nhiều trường hợp, nếu sử dụng sai có thể gây ra những tác hại không mong muốn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin ai không nên ăn yến sào để đảm bảo an toàn nhé.

Dùng đúng liều lượng: Theo khuyến cáo, liều lượng sử yến sào là:

  • Trẻ em 1 – 3 tuổi: Dùng 1 – 2 gram yến mỗi ngày
  • Trẻ em 3 tuổi: Dùng 2 – 3gram mỗi ngày
  • Phụ nữ mang thai: Dùng 3 – 7 gram mỗi ngày
  • Người lớn: Dùng 5 – 10gram yến mỗi lần, dùng 2 – 3 lần trong một tuần
  • Người già: Dùng 2 – 3 gram yến mỗi ngày
  • Thời điểm tốt nhất để ăn yến là vào buổi sáng sau khi thức dậy, buổi tối trước khi đi ngủ và bữa phụ giữa hai bữa chính để hiệu quả tốt nhất. Bạn nên tránh sử dụng yến sào ngay trước bữa ăn để không bị đầy bụng, không muốn ăn bữa ăn đó nữa. 

Mua hàng uy tín, chất lượng: Trên thị trường có không ít sản phẩm yến sào kém chất lượng hay hàng giả. Do đó, bạn nên tìm mua yến sào ở các cơ sở uy tín, có xuất xứ và có giấy chứng nhận đầy đủ.

Ngưng sử dụng nếu có tác dụng phụ: Sau khi dùng yến sào, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa thì bạn nên ngưng sử dụng yến ngay lập tức. 

Yến sào được ví là thần dược của sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng cũng tốt, do đó bạn cần tìm hiểu xem yến sào dùng cho đối tượng nào an toàn, hiệu quả để có thể tránh đươc những tác dụng phụ không mong muốn nhé!

Tất cả chi nhánh của Yến sành

Chi nhánh 1: Học viện kỹ thuật quân sự, phố Kiều Mai, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0977.681.433 (Mrs Hiền)

Chi nhánh 2: Số 04 Cù Chính Lan, phố Tân Quý, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Điện thoại: 0916.598.949 (Mrs Thanh Nhàn)

Chi nhánh 3: A1, Vinhome Hàm Nghi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0978.308.980 (Mrs Ngọc Hà)

Chi nhánh 4: R1, Royal City, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0777.228.902 (Mrs Lưu Ly)

Chi nhánh 5: Tòa B, chung cư Viglacera- Thăng Long Number1, Khuất Duy Tiến, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935.131.668 (Mrs Nguyễn Hường)

Chi nhánh 6: Số 1 Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0967.804.787 (Mrs Vân Anh)

Chi nhánh 7: CT1B, chung cư VOV Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0344.931.392 (Mrs Kim Jung)

Chi nhánh 8: 50A đường Hoàng Trọng Trì, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0948.379.119 (Mrs Phương)

Chi nhánh 09: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0972.298.685 (Mrs Lê Na) 

Chi nhánh 10: Chung cư Florita, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919.928.165 (Mrs Bảo Linh)

Chi nhánh 11: Nagoya Nhật Bản.
Điện thoại: 07044994937 (Ms. Hường Hoàng)

Chi nhánh 12: Osaka Nhật Bản
Điện thoại: 09085755999 (Ms. Hoàng Lan)

Chi nhánh 13: 113 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0918654066 (Minh Hiền)

Chi nhánh 14: Toà K2, The K Park, Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0347091688 (Thùy Hoàng)