YẾN THÔ, YẾN RÚT LÔNG, YẾN CHƯNG TƯƠI, YẾN CHƯNG TIỆT TRÙNG

logo

Trẻ mấy tháng ăn dặm: Tần tần tật những điều mẹ cần biết

Ăn dặm là giai đoạn mà các bé bắt đầu làm quen với thức ăn thô, để bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm là hợp lý? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này, cũng như tìm hiểu về các kiến thức khi cho bé ăn dặm nhé.

Trẻ mấy tháng ăn dặm

Trẻ mấy tháng ăn dặm là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho trẻ ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi. Bởi từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Do đó, các thức ăn dặm sẽ có thêm dinh dưỡng giúp baby phát triển tốt nhất.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho biết bé đã có thể ăn dặm:

  • Bé có thể ngồi và kiểm soát phần đầu cứng cỏi.
  • Bé biết ngậm thức ăn trong miệng và nuốt.
  • Bé hứng thú với những món ăn dặm và muốn gắp cho vào miệng.

Trẻ ăn dặm sớm có sao không?

Thường thì không nên cho trẻ em ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Nhưng có nhiều bậc phụ huynh muốn con tăng cân nên đã cho ăn dặm sớm hơn khuyến cáo.

Theo các chuyên gia thì không nên cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Bởi khi đó hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng. Vậy nên nếu cho bé ăn dặm quá sớm thì dẫn đến các hiện tượng như là khó tiêu, táo bón, đầy bụng, đau bụng,…

Những lợi ích khi cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Trả lời được câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm là rất quan trọng. Bởi khi bé ăn dặm đúng thời điểm sẽ mang đến nhiều lợi ích.

  • Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến các hiện tượng dị ứng và bị các mầm bệnh xâm nhập. Do đó, cho trẻ ăn dặm đúng tháng sẽ hạn chế nguy cơ dị ứng thực phẩm.
  • Sữa mẹ trong 6 tháng đầu có lượng sắt cần thiết cho trẻ sơ sinh. Vậy nên ăn dặm đúng lúc giúp bé giảm nguy cơ thiếu máu, cung cấp đủ sắt từ sữa mẹ.
  • Khi trẻ ăn dặm đúng thời điểm cũng hứng thú hợp tác và ăn ngon miệng hơn.

Các phương pháp ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm dành cho bé, phổ biến nhất là ăn dặm kiểu truyền thống, tự bé chỉ huy BLW và kiểu nhật.

Ăn dặm theo kiểu truyền thống

Ăn dặm kiểu truyền thống đã quá quen thuộc với cách chăm sóc trẻ ở Việt Nam. Cách làm là xay nhuyễn bột, cùng các loại thức ăn như rau, cá, thịt,… Đến khi trẻ mọc răng sẽ chuyển từ dạng thức ăn xay sang nghiền hoặc là cắt nhỏ.

Ưu điểm:

  • Từ những ngày ăn dặm đầu, bé có thể hấp thụ được nhiều.
  • Đồ ăn xay nhuyễn cũng an toàn cho hệ tiêu hóa của baby.

Nhược điểm:

  • Khi ăn đồ xay nhuyễn lâu, sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này của bé.
  • Vì xay nhuyễn nhiều loại, nên khó biết được loại nào không phù hợp với bé.

Ăn dặm tự bé chỉ huy BLW (Baby led weaning)

Baby led weaning là phương pháp ăn dặm rất phổ biến ở các nước phương Tây. Với phương pháp này, các mẹ chỉ cần chuẩn bị thức ăn phù hợp và hướng dẫn bé cho vào miệng. Nhờ đó mà các bé khám phá được nhiều loại thức ăn và biết món nào mình yêu thích.

Ưu điểm:

  • Giúp trẻ học tính tự lập trong ăn uống.
  • Bé có thể phát triển được các kỹ năng nhai, đồng thời biết nắm giữ thức ăn.
  • Có thể tự do khám phá các món ăn, khẩu vị yêu thích.

Nhược điểm:

  • Bởi bé tự ăn nên khó kiểm soát được lượng dinh dưỡng vào cơ thể.
  • Nếu không biết cách lựa chọn thức ăn phù hợp sẽ khiến bé bị hóc.
  • Mất nhiều thời gian chuẩn bị và dọn dẹp sau khi bé tự ăn.

Ăn dặm kiểu Nhật

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì cháo sẽ được pha loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10, khác với bột. Còn các loại thịt và được chế biến riêng với độ thô phù hợp.

Ưu điểm:

  • Trẻ có thể nhận biết được các mùi và làm quen nhiều món ăn.
  • Cách ăn dặm này tốt cho thận của bé.
  • Tạo cảm giác thoải mái mà vẫn cân bằng đủ dinh dưỡng cho bé.

Nhược điểm:

  • Mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị các thức ăn khác nhau cho trẻ ăn dặm.
  • Cần dạy bé các bước ngồi và cầm thìa.

Cách cho bé ăn dặm đúng chuẩn

Ăn dặm đúng cách là bắt đầu từ ít đến nhiều, từ tinh cho đến thô, từ loãng đến đặc và từ ít loại đến nhiều loại. Khi bộ máy tiêu hóa của bé ngày càng phát triển thì các loại thức ăn mỗi bữa cũng tăng lên.

Bạn cũng có thể cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để quen nhanh với việc ăn dặm. Ban đầu có thể là 6 bữa nhỏ mỗi ngày, 3 bữa sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó giảm dần còn 5 bữa mỗi ngày, 2 bữa bú và 3 bữa bột sền sệt. Thời gian lâu hơn thì giảm còn 2 bữa bột đặc một ngày.

Khi bé được khoảng 9 – 11 tháng, cần được cung cấp đủ 4 nhóm thức ăn gồm: tinh bột, trứng, thịt, tôm, cua, cá, rau, củ, mỡ hoặc dầu,… Ngoài ra, bạn cần cho bé ăn thêm các loại hoa quả để bổ sung vitamin. Trong quá trình chế biến thức ăn dặm cho bé cần đảm bảo không có các gia vị nóng, cay, mặn.

Một vài lưu ý khi cho bé ăn dặm

Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết khi cho bé ăn dặm:

  • Khi nấu đồ ăn dặm cho bé cần thêm một chút dầu ăn, nó có tác dụng hòa tan các chất khác để hệ tiêu hóa dễ hấp thụ hơn.
  • Trẻ dưới 1 tuổi ăn dặm không thêm gia vị, nước mắm vì sẽ làm hại thận.
  • Những nguyên liệu cho bé ăn dặm phải sạch sẽ, không có hóa chất và sinh vật gây bệnh.
  • Dụng cụ làm bếp, đồ đựng thức ăn và khu vực ăn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.
  • Sau khi chế biến thức ăn dặm cần cho bé ăn ngay trong 2 giờ.

Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã biết trẻ mấy tháng ăn dặm. Hy vọng khi áp dụng các kiến thức này, sẽ giúp bạn biết cách cho bé nhà mình ăn dặm khoa học nhất.

Tất cả chi nhánh của Yến sành

Chi nhánh 1: Học viện kỹ thuật quân sự, phố Kiều Mai, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0977.681.433 (Mrs Hiền)

Chi nhánh 2: Số 04 Cù Chính Lan, phố Tân Quý, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Điện thoại: 0916.598.949 (Mrs Thanh Nhàn)

Chi nhánh 3: A1, Vinhome Hàm Nghi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0978.308.980 (Mrs Ngọc Hà)

Chi nhánh 4: R1, Royal City, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0777.228.902 (Mrs Lưu Ly)

Chi nhánh 5: Tòa B, chung cư Viglacera- Thăng Long Number1, Khuất Duy Tiến, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935.131.668 (Mrs Nguyễn Hường)

Chi nhánh 6: Số 1 Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0967.804.787 (Mrs Vân Anh)

Chi nhánh 7: CT1B, chung cư VOV Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0344.931.392 (Mrs Kim Jung)

Chi nhánh 8: 50A đường Hoàng Trọng Trì, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0948.379.119 (Mrs Phương)

Chi nhánh 09: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0972.298.685 (Mrs Lê Na) 

Chi nhánh 10: Chung cư Florita, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919.928.165 (Mrs Bảo Linh)

Chi nhánh 11: Nagoya Nhật Bản.
Điện thoại: 07044994937 (Ms. Hường Hoàng)

Chi nhánh 12: Osaka Nhật Bản
Điện thoại: 09085755999 (Ms. Hoàng Lan)

Chi nhánh 13: 113 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0918654066 (Minh Hiền)

Chi nhánh 14: Toà K2, The K Park, Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0347091688 (Thùy Hoàng)