YẾN THÔ, YẾN RÚT LÔNG, YẾN CHƯNG TƯƠI, YẾN CHƯNG TIỆT TRÙNG

logo

8 Cách sử dụng yến sào cho người già AN TOÀN – HIỆU QUẢ

Yến sào được biết đến là một trong những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người già. Vậy cách sử dụng yến sào cho người già như thế nào để an toàn và hiệu quả? 

Cùng Yến Sành tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dùng yến sào thế nào là tốt

Dùng yến sào đúng cách là một vấn đề quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Do đó, khi dùng yến sào bạn cần lưu ý một số điều sau:

Chọn yến sào chất lượng: Bạn nên chọn những loại yến sào có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định và chứng nhận về chất lượng và an toàn thực phẩm. Bạn nên tránh những loại yến sào có màu sắc quá trắng, bóng, có mùi hóa chất hoặc có dấu hiệu nấm mốc.

Lượng yến sào phù hợp: Bạn nên dùng yến sào với lượng phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng yến sào khuyến nghị cho mỗi người là từ 3-5 gram mỗi ngày. Không nên dùng quá nhiều yến sào trong một lần hoặc trong một ngày, vì có thể gây ra các tác dụng phụ như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.

Thời điểm dùng yến sào: Bạn nên dùng yến sào vào những thời điểm thích hợp để tăng cường hiệu quả của nó. Một số thời điểm tốt để dùng yến sào là:

  • Sáng sớm: Dùng yến sào vào buổi sáng sớm có thể giúp bạn bổ sung năng lượng, tăng cường khả năng tập trung và làm việc hiệu quả trong ngày.
  • Trước khi ngủ: Dùng yến sào trước khi ngủ có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi, làm đẹp da và tóc.

Người già ăn yến sào có tốt không?

Người già ăn yến sào có tốt không? Câu trả lời là Có. Việc sử dụng yến sào cho người cao tuổi là điều cực kỳ tốt bởi nó có thể giúp hỗ trợ người già ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, ăn yến sào còn giúp hỗ trợ giải độc, cải thiện chức năng gan thận, kích thích hệ tiêu hóa, kiểm soát bệnh tim mạch và ổn định đường huyết.

Tác dụng của yến sào đối với người già

Yến sào có nhiều tác dụng với người già, dưới đây là những tác dụng lớn nhất:

  • Tăng cường sức đề kháng: Yến sào chứa nhiều acid amin, vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Điều này góp phần nâng cao sức khỏe cho người già khi hệ miễn dịch của họ đã giảm. 
  • Hồi phục sức khoẻ sau khi bị bệnh: Yến sào có chứa Proline và Acid Aspartic, hai loại acid amin cần thiết để tái tạo tế bào mới và chữa lành các mô bị tổn thương. Việc sử dụng yến sào giúp người già phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi bị bệnh hoặc phẫu thuật. 
  • Xương khớp chắc khỏe, dẻo dai: Thành phần yến sào chứa nhiều canxi giúp giảm nguy cơ loãng xương, thoái hoá cột sống và thoái hoá khớp ở người già. 

Ngoài ra, yến sào còn giúp hỗ trợ tim mạch, ổn định đường huyết, an thần, bổ não, tăng cường trí nhớ cho người già.

Cách sử dụng yến sào cho người già

Mặc dù, người già sử dụng yến sào là rất tốt, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng yến sào cho người già sẽ mang nhiều hệ lụy đến sức khỏe. Do đó, khi sử dụng yến sào cho người già bạn cần lưu ý đến những điều sau: 

Thời điểm dùng yến sào cho người già

Thời điểm lý tưởng để sử dụng yến sào trong ngày là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. 

Liều lượng sử dụng yến sào cho người già

Thông thường, người lớn tuổi khỏe mạnh có thể dùng yến sào 2 ngày/lần, mỗi lần không quá 6 – 7gr. Đối với người lớn tuổi đang trong quá trình điều trị bệnh thì nên dùng đều đặn không quá 5gr/ngày.

Người già nên dùng tổ yến tươi hay nước yến chưng sẵn

Yến tươi có ưu điểm là bạn có thể tự chế biến theo công thức của mình, trong khi đó nước yến chưng sẵn lại rất tiện lợi và cũng có nhiều hương vị khác nhau để khách hàng lựa chọn.

Xét về mặt dinh dưỡng thì gần như hai loại yến sào này đều giống nhau. 

Đối với người già, quá trình chế biến yến tươi tỉ mỉ, tốn thời gian có thể khiến họ cảm thấy mệt. Do đó bạn có thể cân nhắc mua nước yến chưng sẵn cho họ sử dụng. 

Người già bị tiểu đường có dùng yến sào được không?

Người già bị tiểu đường có thể dùng yến sào, vì trong yến sào không có đường. Tuy nhiên, không vì thế mà lạm dụng quá nhiều yến sào, bạn nên kiểm soát lượng tiêu thụ yến sào để đảm bảo không gây tăng đường huyết.

Gợi ý cách chế biến yến sào tốt cho sức khỏe người già

Bạn biết những cách sử dụng yến sào cho người già nào? Hãy xem những gợi ý chế biến yến sào tốt cho sức khỏe người già dưới đây:

Yến chưng mật ong

Cả yến sào và mật ong đều là những nguyên liệu quý và bổ dưỡng đối với sức khỏe của người già. Yến sào chưng mật ong là món ăn bổ dưỡng giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, chống lão hóa, … Để chế biến món ăn này, bạn cần chuẩn bị:

  • 10gr yến sào.
  • 3 thìa cafe mật ong. 
  • Vài lát gừng. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế yến sào sạch sẽ, loại bỏ tạp chất và ngâm nước cho mềm. Rửa sạch gừng.
  • Bước 2: Chưng cách thủy yến đã sơ chế trong khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Sau khi chưng yến chín, tiếp tục cho mật ong và vài lát gừng mỏng vào chưng thêm 5 phút là xong. 

Yến chưng đông trùng hạ thảo

Một cách sử dụng yến sào cho người già khác đó là yến chưng đông trùng hạ thảo. Đây là món ăn có mùi thơm nhẹ, thanh mát tự nhiên và tốt cho sức khỏe của người già. Để chế biến món ăn, bạn chuẩn bị:

  • 5gr tổ yến.
  • 1 – 2 con đông trùng hạ thảo.
  • Đường phèn. 

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Sơ chế và làm sạch yến, ngâm yến trong khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo nước sau đó xé nhỏ hoặc thái sợi. Đông trùng hạ thảo ngâm nước ấm 5 phút để làm mềm.
  • Bước 2: Chưng yến sào cách thủy trong khoảng 20 phút. 
  • Bước 3: Cho đông trùng hạ thảo và đường phèn vào nồi khác đun cho đến khi đường tan chảy. Sau đó, đổ hỗn hợp đông trùng hạ thảo đường phèn vào yến đã chưng và nấu thêm 5 phút là xong. 

Yến chưng tứ bảo

Món yến chưng tứ bảo rất thích hợp dùng cho người già giúp họ tăng cường sức đầy kháng, xương chắc khỏe và hồi phục sau khi ốm. Để nấu yến chưng tứ bảo, bạn cần chuẩn bị:  

  • 5gr tổ yến. 
  • 30gr hạt sen, 7 – 8 quả táo đỏ, 4 –  5 miếng nhãn nhục, 5gr bạch quả.
  • 1 – 2 thìa cafe đường phèn tùy khẩu vị.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế yến sào, ngâm nước sạch cho đến khi nở mềm thì vớt ra để ráo. 
  • Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại, hạt sen loại bỏ tâm, rửa sạch rồi mang đi luộc. Khi hạt sen gần mềm bạn cho nhãn nhục, táo đỏ, bạch quả và đường phèn vào đun tiếp. Điều chỉnh lửa nhỏ để các hạt chín đều rồi tắt bếp.  
  • Bước 3: Chưng yến cách thủy khoảng 20 – 25 phút.
  • Bước 4: Khi yến gần chín, cho hỗn hợp hạt sen, nhãn nhục, táo đỏ, bạch quả vào đun thêm 5 phút là đã hoàn thành. 

Yến chưng hạt sen, táo đỏ, kỷ tử

Để nấu món yến chưng hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 

  • Yến sào: 5 – 10gr. 
  • Hạt sen: 20gr.
  • Táo đỏ khô: 3 – 4 quả.
  • 10gr kỷ tử.
  • Hạt chia và một ít đường phèn hoặc đường cát trắng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: sơ chế yến, nếu sử dụng hạt sen tươi cần tách bỏ vỏ và lấy tim sen, nếu sử dụng hạt sen khô thì rửa sạch và ngâm cho nở. Táo đỏ khô, long nhãn rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Nấu nguyên liệu: Hạt sen cứng hơn cần cho vào nồi ninh nhừ trước, sau đó cho táo đỏ và kỷ tử vào tiếp tục khoảng 10 phút cho nở ra đều. 
  • Bước 3: Chưng yến: Chưng yến trong khoảng 20 phút sau đó cho vào nồi nguyên liệu hạt sen, táo đỏ, kỷ tử đã nấu xong ở trên. Cho thêm đường theo sở thích để vừa miệng rồi đun cách thủy khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Để nguội sử dụng hoặc bỏ tủ lạnh: Sau khi tắt bếp, đợi món ăn muội rồi sử dụng ngay hoặc để tủ lạnh và dùng dần.

Yến chưng saffron

Yến chưng saffron là một cách sử dụng yến sào cho người già rất tốt vì cả yến vào saffron đều là những nguyên liệu giàu dinh dưỡng, đặc biệt an toàn cho cơ thể. Để nấu món ăn này, bạn cần chuẩn bị: 

  • 5gr yến.
  • 10 sợi saffron.
  • 1 ít đường phèn. 

Cách chế biến:

  • Bước 1: Sơ chế yến và chưng cách thủy trong khoảng 20 phút. 
  • Bước 2: Cho tiếp saffron và đường phèn vào, chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp. 
  • Bước 3: Múc ra chén rồi sử dụng khi còn nóng hoặc đợi nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh để thưởng thức ngon hơn. 

Lưu ý: không nên dùng nhiều hơn 20 sợi saffron/ ngày. Với người lớn tuổi thì liều lượng thích hợp nhất là khoảng 10 sợi/ngày. 

Tổ yến tiềm gà ác thuốc bắc 

Một cách sử dụng yến sào cho người già khác đó là tổ yến tiềm gà ác thuốc bắc. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 5 -7gr yến.
  • 1 con gà ác. 
  • Các loại thuốc bắc để nấu với gà ác.

Cách chế biến: 

  • Bước 1: Sơ chế và làm sạch yến, thịt gà ác, rửa lại các loại thuốc bắc qua nước sạch.
  • Bước 2: Cho gà ác cùng với các loại thuốc bắc đem đi nấu.
  • Bước 3: Chưng yến trong một nồi khác khoảng 20 phút.
  • Bước 4: Cho yến đã chưng vào nấu với gà và thuốc bắc khoảng 2 -3 phút là xong. 

Lưu ý: Tổ yến tiềm gà thuốc bắc rất giàu chất đạm do đó người già chỉ nên ăn 2 lần/ tuần và mỗi lần ăn 1 chén là đủ.

Cháo tổ yến thịt bằm

Cháo tổ yến thịt bằm làm khá đơn giản, dễ ăn và dễ tiêu hóa, đặc biệt đối với những người già đang yếu sức, mệt mỏi và có đường tiêu hóa không tốt. Món ăn này giúp bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống được nhiều bệnh tật. Để nấu món ăn này, bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau: 

  • 5 – 7gr yến. 
  • 100gr thịt heo bằm.
  • 1 chén gạo trộn nếp, tẻ. 
  • Các loại gia vị nêm nếm thông thường. 

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Vo gạo cho sạch, đổ ra rổ để ráo nước. Cho vào chảo rang qua rồi mang đi nấu cháo. 
  • Bước 2: Cho thịt bằm vào xào, thêm gia vị theo khẩu vị. 
  • Bước 3: Tổ yến sau khi làm sạch, ngâm mềm thì cho vào thố chưng cách thủy khoảng 20 –  25 phút. 
  • Bước 4: Gạo đã nấu nhừ thành cháo thì bạn cho thịt bằm đã xào vào, cho thêm yến đã chưng và nấu thêm khoảng 5 phút là xong. Bạn nên thưởng thức khi cháo còn nóng để hương vị ngon nhất. 

Súp cua tổ yến vi cá mập

Súp cua tổ yến vi cá mập là một món ăn “thượng hạng” cực kỳ bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe của người lớn tuổi. Món ăn này đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi đang ốm hoặc đã ốm dậy cần bổ sung nhiều dinh dưỡng. Để nấu món ăn này, bạn cần chuẩn bị: 

  • 10gr tổ yến.
  • 20gr vi cá mập.
  • 1 trái bắp mỹ.
  • 10gr nấm đông cô.
  • 2 muỗng cà phê bột bắp.
  • Cua và càng cua tươi.
  • 1 lòng trắng trứng gà.
  • 50g thịt dăm bông.
  • Gia vị.
  • Rau thơm.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Luộc cua chín và để nguội, sau đó bóc vỏ, tách phần thịt cua, xé tơi.
  • Bước 2: Tổ yến mang ngâm nước sạch trong vòng 30 phút để yến mềm và nở đều. Sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Bước 3: Vi cá thì làm sạch, ngâm với nước nóng 45 độ rồi vớt ra và cho vào nồi đã có nước cùng 1 ít rượu và gừng để khử tanh. Đun nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ. 
  • Bước 4: Bắp mỹ và nấm đông cô cắt nhuyễn. Sau đó cho vào đun sôi cùng vi cá trong 5 phút.
  • Bước 5: Cho tiếp tục thịt cua và yến làm sẵn vào đun sôi thêm 3 phút.
  • Bước 6: Khi hỗn hợp sôi đều, pha bột bắp vào 1/4 chén nước sau đó cho từ từ vào nồi và khuấy đều đến khi súp trong nồi quánh lại.
  • Bước 7: Cuối cùng, thêm gia vị và rau thơm là món ăn đã hoàn thành. 

Kết luận: 

Như vậy, bài viết trên Yến Sành đã giúp bạn tìm hiểu cách sử dụng yến sào cho người già để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại sẽ là những thông tin hữu ích nhất cho các bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

 

Tất cả chi nhánh của Yến sành

Chi nhánh 1: Học viện kỹ thuật quân sự, phố Kiều Mai, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0977.681.433 (Mrs Hiền)

Chi nhánh 2: Số 04 Cù Chính Lan, phố Tân Quý, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Điện thoại: 0916.598.949 (Mrs Thanh Nhàn)

Chi nhánh 3: A1, Vinhome Hàm Nghi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0978.308.980 (Mrs Ngọc Hà)

Chi nhánh 4: R1, Royal City, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0777.228.902 (Mrs Lưu Ly)

Chi nhánh 5: Tòa B, chung cư Viglacera- Thăng Long Number1, Khuất Duy Tiến, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935.131.668 (Mrs Nguyễn Hường)

Chi nhánh 6: Số 1 Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0967.804.787 (Mrs Vân Anh)

Chi nhánh 7: CT1B, chung cư VOV Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0344.931.392 (Mrs Kim Jung)

Chi nhánh 8: 50A đường Hoàng Trọng Trì, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0948.379.119 (Mrs Phương)

Chi nhánh 09: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0972.298.685 (Mrs Lê Na) 

Chi nhánh 10: Chung cư Florita, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919.928.165 (Mrs Bảo Linh)

Chi nhánh 11: Nagoya Nhật Bản.
Điện thoại: 07044994937 (Ms. Hường Hoàng)

Chi nhánh 12: Osaka Nhật Bản
Điện thoại: 09085755999 (Ms. Hoàng Lan)

Chi nhánh 13: 113 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0918654066 (Minh Hiền)

Chi nhánh 14: Toà K2, The K Park, Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0347091688 (Thùy Hoàng)