0
  • Không Có Sản Phẩm Trong Giỏ Hàng

4 Cách sử dụng yến sào hiệu quả cho từng đối tượng và những lưu ý

Yến sào là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng yến sào không đúng cách không những không đem lại lợi ích mà còn gây nên tác dụng ngược (thậm chí là nguy hiểm) cho người sử dụng. 

Do vậy, trong bài viết này, Yến Sành sẽ giúp bạn cách sử dụng yến sào an toàn A-Z cho từng đối tượng, lứa tuổi. Cùng bắt đầu nhé! 

Dùng yến sào thế nào thì tốt?

Dùng yến sào đúng cách là một vấn đề quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Do đó, khi dùng yến sào bạn cần lưu ý một số điều sau:

Chọn yến sào chất lượng: Bạn nên chọn những loại yến sào có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định và chứng nhận về chất lượng và an toàn thực phẩm. Bạn nên tránh những loại yến sào có màu sắc quá trắng, bóng, có mùi hóa chất hoặc có dấu hiệu nấm mốc.

Lượng yến sào phù hợp: Bạn nên dùng yến sào với lượng phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng yến sào khuyến nghị cho mỗi người là từ 3-5 gram mỗi ngày. Không nên dùng quá nhiều yến sào trong một lần hoặc trong một ngày, vì có thể gây ra các tác dụng phụ như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.

Thời điểm dùng yến sào: Bạn nên dùng yến sào vào những thời điểm thích hợp để tăng cường hiệu quả của nó. Một số thời điểm tốt để dùng yến sào là:

  • Sáng sớm: Dùng yến sào vào buổi sáng sớm có thể giúp bạn bổ sung năng lượng, tăng cường khả năng tập trung và làm việc hiệu quả trong ngày.
  • Trước khi ngủ: Dùng yến sào trước khi ngủ có thể giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi, làm đẹp da và tóc.

Liều lượng và cách sử dụng yến sào cho người lớn và trẻ em

Cách sử dụng yến sào cho trẻ em 

Yến sào là một nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ em, nhưng cần được sử dụng đúng cách để tối ưu hoá lợi ích và phòng tránh các rủi ro tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể: 

  1. Độ tuổi sử dụng:
  • Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi: Độ tuổi từ 3-10 là giai đoạn quan trọng để phát triển thể chất và trí não, do đó, cơ thể cần rất nhiều năng lượng cho hoạt động, nên việc sử dụng yến sẽ cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. 
  • Trẻ em từ 7 tháng đến 3 tuổi: Giai đoạn này có thể bắt đầu cho trẻ ăn yến sào, nhưng cần tuân thủ liều lượng đúng cách và sử dụng một cách thận trọng để tránh tác dụng không mong muốn. Việc ăn yến sào ở độ tuổi này giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. 
  • Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở xuống: Trong giai đoạn này, trẻ không nên sử dụng yến sào do vẫn cần hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ và hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện để hấp thu được tốt nhất dưỡng chất từ loại thực phẩm này. 
  1. Liều lượng và cách sử dụng:
  • Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi: Nên sử dụng khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 1-2 gram yến sào. 
  • Trẻ em từ 7 tháng đến 3 tuổi: Chỉ cần sử dụng 1-2 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 0,5 gram yến sào. 

Lưu ý: Đối với trẻ em, không nên sử dụng yến sào quá mức khuyến nghị vì cơ thể của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên có thể tiềm ẩn những rủi ro tác dụng ngược. 

  1. Thời điểm sử dụng tốt nhất

Khoảng thời gian trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn sáng khoảng 1 tiếng là thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn yến sào. Đây là lúc mà cơ thể trẻ đang trong quá trình thải độc và có khả năng hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. 

Lưu ý: Không nên cho trẻ ăn yến sào trước, ngay sau bữa ăn chính hoặc lúc đang no. Bởi khi bổ sung yến sào vào lúc này, cơ thể trẻ sẽ không có khả năng hấp thu dinh dưỡng tối đa, làm giảm hiệu quả của yến. 

Cách sử dụng yến sào cho người lớn tuổi 

Do có hàm lượng dồi dào các dưỡng chất, Yến sào là một loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với người lớn tuổi. Để  những lợi ích đó được phát huy cao nhất, bạn hãy làm theo các hướng dẫn sau từ Yến Sành nhé! 

  1. Lợi ích với sức khoẻ người lớn tuổi:
  • Tăng cường sức đề kháng: Yến sào chứa nhiều acid amin, vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Điều này góp phần nâng cao sức khỏe cho người lớn tuổi. 
  • Hồi phục sức khoẻ sau khi bị bệnh: Yến sào có chứa Proline và Acid Aspartic, hai loại acid amin cần thiết để tái tạo tế bào mới và chữa lành các mô bị tổn thương. Việc sử dụng yến sào giúp người lớn tuổi phục hồi sức khoẻ nhanh chóng sau khi bị bệnh hoặc phẫu thuật. 
  • Xương khớp chắc khỏe, dẻo dai: Yến sào giúp giảm nguy cơ loãng xương, thoái hoá cột sống và thoái hoá khớp nhờ thành phần chứa nhiều canxi. Ngoài ra, thành phần Lysine và N-acetylglucosamine trong yến sào cũng giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả. 
  1. Cách sử dụng và liều lượng:
  • Người lớn tuổi khỏe mạnh có thể dùng yến sào 2 ngày/lần, mỗi lần không quá 6-7 gram. 
  • Người lớn tuổi đang điều trị bệnh nên dùng yến sào đều đặn mỗi ngày, không quá 5 gram/ngày. 
  • Thời điểm lý tưởng để sử dụng yến sào trong ngày là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. 

Cách sử dụng yến sào cho phụ nữ mang thai 

Sử dụng yến sào cho phụ nữ mang thai đúng cách sẽ mang lại những lợi ích sau một cách tốt nhất nếu làm theo đúng chỉ dẫn, liều lượng khuyến nghị: 

  1. Lợi ích:

Sử dụng yến sào đúng cách sẽ giúp các mẹ bầu: 

  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Yến sào là nguồn giàu axit amin, protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong giai đoạn mang thai, việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ rất quan trọng. Mẹ bầu có thể kết hợp ăn yến để nâng cao sức khỏe và giúp thai nhi phát triển toàn diện. 
  • Tăng sức đề kháng: Sức đề kháng của bà bầu thường yếu hơn so với người bình thường. Yến sào chứa hoạt chất aspartic acid giúp tạo globulin để nâng cao sức đề kháng cho bà bầu. Điều này giúp mẹ và bé tránh mắc bệnh trong suốt quá trình thai kỳ 
  • Chống rạn da, thâm nám: Trong tổ yến có threonine giúp hình thành collagen và elastin, hai hợp chất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh và tươi trẻ. Đồng thời, nó cũng ngăn ngừa tình trạng thâm nám và rạn da khi bụng lớn dần của mẹ bầu. 
  • Giảm stress: Axit amin Tryptophan trong yến sào giúp chống lại triệu chứng trầm cảm và stress. Điều này vô cùng tốt bởi trong giai đoạn mang thai và sau sinh, mẹ bầu thường xuyên bị ảnh hưởng tinh thần, stress khiến sức khoẻ tâm lý bị giảm sút  
  • Giúp thai nhi phát triển não bộ toàn diện: Trong tổ yến có nhiều axit folic, glycine và alanine, các chất này cần thiết để phát triển hoạt động của não bộ thai nhi. Điều này giúp con sinh ra được lanh lợi, thông minh hơn 
  1. Liều lượng và cách sử dụng:

Mẹ bầu nên lưu ý liều lượng và cách sử dụng yến sào sau đây để đảm bảo an toàn và tối ưu hiệu quả tốt nhất của tổ yến cho bản thân mình nhé: 

  • Hạn chế dùng tổ yến tron tam cá nguyệt thứ nhất: Yến sào theo Đông Y có tính Hàn, ẵn dễ lạnh bụng. Thai kỳ trong Tam cá nguyệt thứ nhật cũng khá yếu. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa việc ăn yến trong thời kỳ này. 
  • Không nên ăn quá nhiều yến sào: Để tránh các tác dụng phụ như sảy thai, hen suyễn, dị ứng bẩm sinh.  
  • Nên chế biến với thực phẩm có tính nóng như gừng: Tính nóng của gừng sẽ giúp trung hoà được tính hàn của yến sào. Điều này giúp “lành” hơn với mẹ bầu, đồng thời giúp phụ nữ mang thai hấp thụ được dưỡng chất tốt nhất trong tổ yến. 
  1. Thời điểm sử dụng:
  • Nên ăn tổ yến sau giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. 
  • Khuyến cáo ăn tối đa 3 lần/tuần, mỗi lần không quá mức 3gr/ngày. 
  • Trong tháng thứ 4, chỉ nên ăn 1/lần. 
  • Trong tháng thứ 5-6, chỉ ăn 7 lần/tháng, mỗi lần không quá 14g. 
  • Trong tháng thứ 7, giảm khẩu phần ăn và ăn tổ yến theo chu kỳ 3 ngày/chén nhỏ. 

Cách sử dụng yến sào cho người bệnh 

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, Yến sào có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, tăng cường khả năng miễn dịch  Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng yến sào cho người bệnh đúng liều lượng để tránh rủi ro bệnh nặng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc chữa bệnh.  

Dưới đây là một số hướng dẫn liều lượng và cách sử dụng yến sào chuẩn dành cho người bệnh: 

  1. Liều lượng và cách sử dụng:
  • Yến sào nên được sử dụng vào khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ. 
  • Người bệnh nên dùng mỗi ngày một lần, với liều lượng khoảng 150 gram/tháng. 
  1. Lời khuyên khi sử dụng tổ yến cho người bệnh:
  • Khi mua yến sào thô, bạn cần sơ chế thật sự sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh khiến người bệnh bị ngộ độc. 
  • Nếu mua yến sào chưng sẵn, hãy chọn nơi bán uy tín và lưu ý kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. 
  • Không nên uống yến sào cùng lúc với thuốc, vì điều này tiềm ẩn rủi ro làm mất tác dụng của cả thuốc và yến sào. 
  • Người bệnh nên được duy trì sử dụng yến sào thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Một vài sai lầm khi sử dụng yến sào

  • Ăn tổ yến quá thường xuyên: Với những người khỏe mạnh, việc ăn tổ yến thường xuyên có thể không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người già, người sức khỏe kém thì việc sử dụng tổ yến thường xuyên có thể tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, gây chướng bụng.
  • Ăn tổ yến bất kể thời điểm nào trong ngày: Nhiều người cho rằng việc dùng tổ yến bất kể sáng, trưa, chiều, tối đều mang lại hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, đây là một sai lầm khi dùng tổ yến. Tổ yến được dùng hiệu quả nhất là vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ vì thời gian này có thể hấp thu được tối đa dưỡng chất có trong tổ yến
  • Dùng tổ yến tùy tiện: Nhiều người tưởng rằng việc sử dụng yến sào có thể có tác dụng chữa bệnh. Đây là một sai lầm vì yến sào chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, chứ không phải phương thuốc điều trị bệnh. Và khi dùng yến sào, không nên sử dụng yến sào cho những người bị ho nhiều đàm loãng và trong, viêm nhiễm ngoài da, viêm phế quản cấp,… bởi việc sử dụng yến sào cho những người bệnh này có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Chỉ dùng yến sào khi có bệnh: Đây là một sai lầm vì yến sào có thể sử dụng cho những người khỏe mạnh, bởi ăn yến sẽ giúp họ duy trì thể lực dẻo dai, bền bỉ, phòng ngừa ốm đau bệnh tật. 
  • Vận động mạnh sau khi ăn yến: Việc vận động mạnh sau khi ăn yến có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, làm đau dạ dày, khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi.
  • Chưng yến quá lâu: Việc chưng yến quá lâu sẽ khiến yến mất đi dưỡng chất, sợi yến bị nhão. Do đó, thời gian chưng yến chỉ nên chưng từ 25 – 30 phút mà thôi. 
  • Bà bầu 3 tháng đầu sử dụng yến: Mặc dù yến sào là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe bà bầu, tuy nhiên đối với bà bầu 3 tháng đầu không nên sử dụng yến sào để tránh những tác dụng phụ xảy ra. Sau 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng yến để tăng cường sức khỏe, phục hồi thể trạng ốm nghén, ngăn ngừa mệt mỏi. 

Cách ăn yến sào đúng cách 

Có nhiều cách để chế biến và ăn yến sào tối ưu hiệu quả sức khoẻ như chưng đường phèn, chưng cách thủy, làm cháo,… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tránh những sai lầm sau đây khi chế biến tổ yến: 

  1. Không dùng lò vi sóng để hâm lại tổ yến đã để trong tủ lạnh, vì việc này sẽ làm mất đi dưỡng chất trong yến. 
  2. Không nấu yến trực tiếp ở nhiệt độ cao trên 100 độ C, vì các chất dinh dưỡng trong tổ yến sẽ bị bay hơi. Thay vào đó, bạn nên hấp yến sào bằng phương pháp chưng cách thủy với một ít nước, sau đó sử dụng yến để ăn cùng với các món cháo hay súp đã được nấu chín riêng.  
  3. Tránh chưng yến trong nồi cơm điện hoặc các loại nồi nấu, hấp khác mà không đặt hẹn giờ. Điều này giúp tránh quá nhiệt gây mất chất dinh dưỡng của yến. 

Bằng cách làm theo các lưu ý trên, bạn có thể chế biến và thưởng thức yến sào đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất. 

Ăn yến sào khi nào tốt nhất 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì thời điểm tuyệt vời để ăn yến sào là 1h trước khi ăn sáng. Vì lúc này cơ thể đang đói nên các chất dinh dưỡng trong yến sào sẽ được hấp thụ và phát huy tác dụng một cách triệt để.

Ngoài ra, ăn yến sào trước khi đi ngủ vào buổi tối sẽ giúp điều hòa chức năng sinh lý, đồng thời có tác dụng rất tốt đối với sắc đẹp. Bởi trong khoảng khung giờ từ 21h – 23h, các tế bào trong cơ thể con người đang nghỉ ngơi nên con người dễ xuất hiện tình trạng kém khỏe mạnh vào thời điểm này. Do đó, ăn yến trong thời gian này cực kỳ tốt cho sức khỏe .

Cách bảo quản yến sào sau khi chế biến 

Sau khi chế biến yến sào, cách bảo quản phụ thuộc vào loại món ăn mà bạn đã chế biến. Nếu bạn làm món yến sào chưng đường phèn, thì thời gian bảo quản tối đa khoảng 5-7 ngày. Để giữ cho yến sào tươi ngon, hãy đựng chúng trong hũ có nắp đậy kín và để trong ngăn mát của tủ lạnh. 

Đối với các món ăn khác có yến sào kết hợp với các nguyên liệu khác như hạt sen, táo đỏ, thịt gà, và những thành phần khác, thời gian bảo quản sẽ phụ thuộc vào những nguyên liệu đi kèm. Tốt nhất là ăn các món này trong ngày và không để qua đêm để đảm bảo sự tươi ngon và các dưỡng chất có trong thực phẩm. 

Bạn hãy nhớ lưu ý bảo quản yến sào một cách đúng cách trong tủ lạnh và dùng hết trong thời gian ngắn để tránh hỏng hoặc nhiễm khuẩn. 

Trên đây, Yến Sành đã hướng dẫn tới bạn “Cách sử dụng yến sào an toàn, hiệu quả cho trẻ em và người lớn”. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã biết được cách sử dụng yến sào chuẩn để đem lại lợi ích sức khoẻ cao nhất cho bản thân và gia đình mình khi ăn tổ yến nhé. Chúc bạn cùng gia đình luôn mạnh khoẻ!