Bảo quản yến thô (yến sào) đúng cách là một trong những bí quyết quan trọng giúp giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng và chất lượng của yến thô. Hôm nay, Yến Sành sẽ mách bạn 5 cách bảo quản yến thô hiệu quả, đơn giản tại nhà nhé!
Tại sao cần bảo quản yến thô đúng cách?
Việc bảo quản yến thô đúng cách sẽ giúp duy trì chất lượng, giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon và độ giòn dai tự nhiên của yến. Ngoài ra, việc bảo quản yến thô đúng cách cũng giúp:
- Ngăn ngừa hư hỏng, ẩm mốc
- Giữ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng cao có trong yến, bao gồm protein, axit amin, khoáng chất,…
- Tăng thời hạn sử dụng của yến, giúp bạn tiết kiệm chi phí và sử dụng yến một cách hiệu quả.
Tổ yến thô để được bao lâu?
Tổ yến thô để được bao lâu? Tuỳ vào hình thức bảo quản, sơ chế và tinh chế, tổ yến thô (yến sào) có thời hạn sử dụng khác nhau. Cụ thể:
- Tổ yến thô nguyên chất: Với yến thô chưa qua bất kỳ xử lý hay tinh chế nào có thể để được 2 – 3 năm. Còn nếu tổ yến vẫn có chim sống thời gian sử dụng là Vô hạn.
- Tổ yến rút lông: Khoảng thời gian bảo quản dài nhất là từ 3 – 6 tháng trong ngăn đông. Để bảo quản Tổ yến rút lông được tốt nhất, bạn nên chia sản phẩm thành từng gói nhỏ sao cho mỗi gói đủ 1 lần ăn và đặt trong tủ đông. Khi sử dụng, chỉ cần lấy từng gói đem ra chế biến.
- Yến thô rút lông sấy khô: Thời hạn sử dụng khoảng 1 – 2 năm nếu bạn mua sản phẩm đạt chất lượng và đảm bảo được bảo quản đúng cách. Biện pháp sấy khô yến rút lông là hình thức bảo quản sản phẩm tốt hơn nhiều so với yến tươi.
Lưu ý: Khi mua sản phẩm này, bạn cần chọn những sản phẩm cam kết đúng chất lượng để đảm bảo an toàn và giá trị dinh dưỡng của yến.
Hướng dẫn cách bảo quản yến thô lâu hỏng nhất
Cách bảo quản yến thô chưa nhặt lông
Khi khai thác yến sào thô, người thợ có thể xịt nước lên tổ yến để dễ dàng thu hoạch. Do đó, các sản phẩm yến sào thô có thể bị ẩm ướt khi mua về. Bạn cần phải có biện pháp bảo quản hợp lý để tránh bị ẩm mốc.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1 – Kiểm tra tình trạng khô của yến sào thô trước khi mua: Không tất cả các loại yến thô sau thu hoạch đều đã được khô hoàn toàn. Điều này là bởi trong quá trình khai thác, người thợ có thể xịt nước vào tổ yến để dễ thu hoạch hơn. Xịt nước làm yến có lượng nước bên trong, để lâu sẽ gây mốc và biến màu sau thời gian. Bạn nên chọn loại yến sào khô nhất có thể để đảm bảo chất lượng sử dụng.
- Bước 2 – Xử lý yến thô bị ẩm trước khi bảo quản: Để bảo quản yến sào bằng phương pháp làm khô, bạn dùng quạt để hong tổ yến trong khoảng 8-12 tiếng. Khi sờ vào yến cảm giác cứng và giòn, có nghĩa được sấy khô hoàn toàn và có thể bảo quản bình thường.
- Bước 3 – Nơi bảo quản phải phù hợp: Cất giữ yến thô tại nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Bạn nên tránh chỗ quá kín và có độ ẩm cao để tránh mốc và hư hỏng tổ yến. Đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt nếu bạn sống trong vùng có khí hậu ẩm ướt. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và vị trí gần cửa kính.
Cách bảo quản yến đã ngâm nước
Sau khi sơ chế rút lông, tổ yến sẽ có tình trạng ẩm ướt (còn gọi là yến tươi). Nếu để nguyên như vậy trong nhiệt độ thường, yến sẽ dễ bị mốc và biến màu sau thời gian. Do đó, để bảo quản lâu dài, bạn nên bảo quản yến sào bằng biện pháp làm khô. Biện pháp này giúp bạn có thể giữ được yến sào tới 1-2 năm.
Cách bảo quản yến đã ngâm nước không tương tự như cách bảo quản yến thô. Tuy nhiên, bạn sẽ mất khoảng 20 tiếng để sản phẩm khô hoàn toàn. Sau khi sấy khô, bạn có thể bảo quản yến trong hũ và đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Nếu bạn chỉ làm khô yến sào ở mức tương đối, bạn cần bảo quản sản phẩm trong ngăn đá hoặc ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản yến sào tốt nhất lần lượt là 3 tháng ở nhiệt độ ngăn đá, 1 tuần ở ngăn mát và 2 ngày ở nhiệt độ phòng.
Cách bảo quản yến sào khô
Cách bảo quản yến sào khô khá đơn giản và dễ thực hiện. Sau khi mua về, bạn nên giữ nó tại nơi thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ. Tránh để yến sào ở những nơi ẩm ướt và quá kín, vì môi trường có độ ẩm – yếm khí có thể làm hỏng tổ yến và gây ra mốc. Với những bạn ở vùng có khí hậu ẩm ướt, để bảo quản yến sào khô, bạn nên cho sản phẩm trong hũ khô & đậy kín nắp.
Bên cạnh đó, bạn không nên đặt yến sào gần cửa sổ nơi ánh nắng chiếu trực tiếp. Ánh nắng, nhiệt độ từ mặt trời có thể làm giảm chất lượng và hiệu quả của yến sào.
Cách bảo quản yến tươi – yến chưa chưng
Tùy thuộc vào thời gian bảo quản mong muốn, có những phương pháp khác nhau để đảm bảo chất lượng của yến:
- Cách 1 – Bảo quản trong thời gian ngắn: Đặt yến vào hộp kín (hoặc túi zip, nylon bịt kín) và để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 4ºC. Phương pháp này có thể bảo quản yến tươi hơn 7 ngày.
- Cách 2 – Bảo quản trong vài tháng: Đặt yến vào túi zip hoặc nylon bịt kín và để trong ngăn đá. Thời gian bảo quản bằng cách này có thể kéo dài tới 3 – 5 tháng.
- Cách 3 – Bảo quản dài hạn: Sấy hoặc phơi yến thật khô bằng quạt hoặc máy lạnh trong khoảng 30 – 45 tiếng, sau đó đặt yến vào hộp kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Phương pháp này cho phép bảo quản yến tươi trong thời gian dài, lên đến 1 – 2 năm.
Cách bảo quản yến đã chưng
Yến đã chưng để được bao lâu
Hạn sử dụng của yến chưng phụ thuộc vào thành phần kết hợp với tổ yến. Cụ thể, nếu bạn chưng yến với đường phèn hoặc không đường, bạn có thể bảo quản tối đa 14 ngày trong tủ lạnh.
Tuy nhiên, nếu chưng yến với các thành phần khác như: hạt sen, gừng, táo đỏ, kỷ tử,… bạn nên sử dụng trong vòng không quá 10 ngày và luôn bảo quản trong lọ đậy kín và để ở ngăn mát của tủ lạnh.
Việc bảo quản yến chưng đúng cách và sử dụng trong thời hạn khuyến nghị giúp bạn đảm bảo chất lượng thực phẩm nạp vào cơ thể và tối ưu hoá lợi ích của yến sào.
Cách bảo quản đối với yến đã chưng chưa dùng tới
Để bảo quản yến đã chưng chưa dùng tới, bạn nên đặt chúng vào hộp kín hoặc hũ có nắp đậy và để trong ngăn mát của tủ lạnh. Bạn nên sử dụng tối đa phần yến này trong vòng 1 tuần để đảm bảo chất lượng của thực phẩm.
Dấu hiệu nhận biết yến thô bị hỏng
Có 3 dấu hiệu nhận biết yến thô bị hỏng đó là:
- Đổi màu bất thường: Yến thô có màu trắng ngà tự nhiên. Nếu yến bị đổi màu sang màu vàng, nâu hoặc đen, đây là dấu hiệu cho thấy yến đã bị hỏng.
- Mùi khó chịu: Yến thô có mùi tanh nhẹ đặc trưng. Nếu yến có mùi hôi, mốc hoặc mùi lạ, bạn không nên sử dụng.
- Kết cấu bị biến đổi: Yến thô có sợi dai, giòn. Nếu yến bị mềm nhũn, dính nhớt hoặc vụn nát, đây là dấu hiệu yến đã bị hư hỏng.
Lưu ý khi bảo quản yến thô
Để bảo quản yến thô (yến sào) được tốt nhất và đảm bảo các chất dinh dưỡng khi sử dụng yến sào, dưới đây là 6 lưu ý bạn nên hết sức lưu tâm:
- Kiểm tra độ ẩm của tổ yến thô và đảm bảo tổ yến luôn khô ráo, cứng giòn để tránh mốc và bảo quản được lâu.
- Bảo quản tổ yến vào trong hộp kín và để ở trên cùng của ngăn mát, tránh tiếp xúc với các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
- Nếu bạn ở những vùng khí hậu ẩm ướt, hãy đậy kín nắp hộp đựng yến sau mỗi lần sử dụng để tránh hơi ẩm xâm nhập vào.
- Không sử dụng tổ yến đã chuyển sang màu nâu hoặc đen, vì nó có thể bị hư do nấm mốc hoặc oxy hóa quá nhiều.
- Nếu tổ yến sào chưa được sấy khô hoàn toàn, bạn nên để chúng trong ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản trong thời gian dài hơn.
- Sử dụng tổ yến trong thời gian ngắn và không để lưu cữu quá lâu để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Tốt nhất bạn nên sử dụng tổ yến trong khoảng thời gian bằng một nửa so với hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm để tối ưu hoá lợi ích của yến sào cho sức khoẻ
Câu hỏi thường gặp
Bảo quản yến thô trong tủ lạnh được không?
Có nên bảo quản yến thô trong tủ lạnh không? Câu trả lời là Có. Tuy nhiên, khi bảo quản yến thô trong tủ lạnh bạn nên cho vào hộp đậy kín và để vào ngăn mát tủ lạnh tránh tiếp xúc với các thực phẩm khác.
Tổ yến thô để được bao lâu?
Nếu tổ yến thô đã được khai thác, được bảo quản đúng cách thì thời gian sử dụng được 2 – 3 năm.
Không phủ nhận rằng, yến sào là một thực phẩm bổ dưỡng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần biết cách bảo quản yến sào đúng cách để sản phẩm không bị mất chất. Hy vọng rằng, qua bài viết “5 cách bảo quản yến thô đơn giản, để được lâu và không mất chất”, Yến Sành đã giúp bạn biết cách làm sao để tổ yến luôn tươi ngon và bổ dưỡng trong một thời gian dài. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!