YẾN THÔ, YẾN RÚT LÔNG, YẾN CHƯNG TƯƠI, YẾN CHƯNG TIỆT TRÙNG

logo

Yến kỵ với gì? 3 điều đại kỵ khi sử dụng yến sào

Yến là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích sử dụng. Rất nhiều câu hỏi đặt ra như yến kỵ với gì? Những thứ gì không phù hợp với yến? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc màu này, cũng như học thêm các kiến thức bổ ích khi chế biến và sử dụng yến.

Giải đáp yến kỵ với gì?

Yến kỵ với gì là thắc mắc của nhiều người. Bởi nếu bạn không biết cách sử dụng yến phù hợp thì sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tổ yến chính là món ăn tẩm bổ không còn xa lạ với chúng ta. Để sử dụng tổ yến mang lại nhiều dinh dưỡng thì bạn cần biết nó nên kết hợp với loại thực phẩm nào.

Cho đến hiện tại thì chưa có nghiên cứu nào khẳng định yến kỵ với gì. Vậy nên bạn cũng đừng lo sợ là yến kết hợp với thực phẩm nào thì gây hại cho sức khỏe. Chỉ cần bạn sử dụng tổ yến đúng liều lượng, thời điểm phù hợp là được.

Lưu ý khi sử dụng yến

Sau khi biết yến kỵ với gì, bạn cần nắm được các lưu ý khi sơ chế, chế biến và bảo quản yến đúng cách.

Yến sào kỵ gì khi sơ chế?

Để giúp hàm lượng dinh dưỡng trong yến không bị hao hụt thì bạn cần sơ chế đúng cách. 

Lưu ý đầu tiên là cần tránh ngâm tổ yến trong nước sôi hoặc nước nóng vì sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng. Tốt nhất là nên sử dụng nước lạnh ở nhiệt độ bình thường để ngâm yến. Nên ngâm tổ yến trong khoảng thời gian là từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm quá lâu thì làm giảm lượng protein trong tổ yến. Với những tổ yến có kích thước lớn, cứng thì bạn cần ngâm thời gian lâu hơn chút để chúng đạt độ mềm mong muốn.

Lưu ý khi chế biến yến

Nên chưng yến cách thủy với đường phèn để không mất mát lượng dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp yến cùng với các nguyên liệu khác như là hạt sen, táo đỏ, hạt chia, kỷ tử, gừng tươi để hương thị thêm thơm ngon và tăng giá trị dinh dưỡng.

Lưu ý là không được nấu yến trực tiếp với nước trong nồi vì nó không chịu được nhiệt độ cao. Nếu chế biến theo các này sẽ làm yến bị nhão và mất đi các vi khoáng chất.

Bên cạnh món yến chưng thì bạn còn có thể chế biến thành súp yến, chè yến, cháo yến, gà tiềm yến, bồ câu hầm yến,… Nhưng chú ý không được cho yến vào nấu trực tiếp với các món này. Mà cần chưng yến riêng rồi thêm vào khi các nguyên liệu khác gần chín.

Cách bảo quản yến

Yến sào khô thì cần bảo quản trong môi trường thoáng mát, khô ráo và tránh ấm thì giữ được 2 đến 3 năm. Còn đối với yến sào tươi thì cần đặt vào hộp kín hoặc túi zip và bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được vài tháng.

Còn đối với tổ yến đã chế biến thì nên thưởng thức ngay, hoặc ít nhất là trong 1 tuần đổ lại. Nếu bạn sử dụng sau khoảng thời gian này sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

Các đối tượng không nên sử dụng yến

Dưới đây là một số đối tượng không nên sử dụng yến, bạn cần lưu ý.

Người bị đau bụng và đầy bụng

Những người đang bị đau bụng thì không nên dùng yến vào lúc đó. Bởi trong tổ yến có tính bình, nên sẽ khiến tình trạng đau bụng càng nghiêm trọng hơn.

Đối tượng mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính

Với những người đang mắc các các chứng bệnh như viêm da, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc là viêm phế quản thì cũng không nên dùng tổ yến. Bởi vì khi đó cơ thể bạn đang yếu, ăn yến sẽ làm bệnh không thuyên giảm. Tốt nhất là chỉ nên sử dụng yến sau khi đã hết bệnh để giúp hồi phục sức khỏe.

Những người đau đầu, có đờm

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu và ho nhiều có đờm thì cũng không nên sử dụng yến. Bởi khi đó sức đề kháng của bạn đang yếu, ăn yến cũng không mang lại tác dụng còn khiến có thể thêm nặng nề. Vậy nên hãy sử dụng yến khi mà đã khỏi bệnh hoàn toàn là hợp lý nhất.

Trẻ em dưới 7 tháng tuổi

Dưới 7 tháng tuổi thì cơ quan tiêu hóa chưa được hoàn thiện, nên không được sử dụng yến. Bởi trẻ còn quá nhỏ không thể hấp thụ được hết dưỡng chất có ở trong yến. Vậy nên cho trẻ ăn yến trong thời điểm này vừa lãng phí lại còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Các mẹ bầu chỉ nên ăn yến từ tháng thứ 5 trở đi, trong 3 tháng đầu thì tuyệt đối không nên. Bởi khi đó thai nhi chưa được ổn định, nếu bổ sung yến sẽ làm ảnh hưởng đến con và sức khỏe của bạn. Còn sau 5 tháng thì bổ sung yến giúp làm tăng hệ miễn dịch cho cả bé và mẹ.

Chắc chắn với những gì chúng tôi chia sẻ, bạn đã biết yến kỵ với gì. Hãy áp dụng các kiến thức này để sử dụng yến đúng cách và mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Tất cả chi nhánh của Yến sành

Chi nhánh 1: Học viện kỹ thuật quân sự, phố Kiều Mai, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0977.681.433 (Mrs Hiền)

Chi nhánh 2: Số 04 Cù Chính Lan, phố Tân Quý, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Điện thoại: 0916.598.949 (Mrs Thanh Nhàn)

Chi nhánh 3: A1, Vinhome Hàm Nghi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0978.308.980 (Mrs Ngọc Hà)

Chi nhánh 4: R1, Royal City, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0777.228.902 (Mrs Lưu Ly)

Chi nhánh 5: Tòa B, chung cư Viglacera- Thăng Long Number1, Khuất Duy Tiến, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935.131.668 (Mrs Nguyễn Hường)

Chi nhánh 6: Số 1 Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0967.804.787 (Mrs Vân Anh)

Chi nhánh 7: CT1B, chung cư VOV Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0344.931.392 (Mrs Kim Jung)

Chi nhánh 8: 50A đường Hoàng Trọng Trì, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0948.379.119 (Mrs Phương)

Chi nhánh 09: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0972.298.685 (Mrs Lê Na) 

Chi nhánh 10: Chung cư Florita, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919.928.165 (Mrs Bảo Linh)

Chi nhánh 11: Nagoya Nhật Bản.
Điện thoại: 07044994937 (Ms. Hường Hoàng)

Chi nhánh 12: Osaka Nhật Bản
Điện thoại: 09085755999 (Ms. Hoàng Lan)

Chi nhánh 13: 113 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0918654066 (Minh Hiền)

Chi nhánh 14: Toà K2, The K Park, Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0347091688 (Thùy Hoàng)