Trong quá trình mang thai, từng cử chỉ, hành động của bà bầu đều vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để giữ được mái tóc thơm tho mà không sợ ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các tư thế gội đầu an toàn cho bà bầu ngay tại nhà nhé.
Để biết tư thế gội đầu cho bà bầu như nào là đúng. Bạn cần nắm được những điều nên và không nên làm trong khi gội đầu sau đây.
Điều nên làm:
Trong giai đoạn bầu còn nhỏ, bạn vẫn có thể tự vệ sinh đầu tại nhà bằng các tư thế an toàn. Như là đứng gội dưới vòi hoa sen, hoặc là cúi người nhẹ nhàng. Nhưng khi thai kỳ từ 5 tháng trở lên, bạn nên nhờ người thân hỗ trợ khi gội đầu. Hoặc tốt nhất là ra tiệm để gội cho sạch sẽ và an toàn.
Điều không nên làm:
Khi bụng bầu ở giai đoạn còn nhỏ, bạn có thể tự gội tại nhà nhưng cần chú ý tư thế cho đúng. Các chuyên gia khuyên không nên ngồi xổm để gội vì nó tác động đến bụng bầu. Hơn nữa, tư thế này còn khó giữ thăng bằng và tạo áp lực ép lên thành tử cung. Đặc biệt là từ tháng thứ 3 trở đi, mẹ bầu thường có dấu hiệu tê và phù chân nên tư thế ngồi xổm càng không phù hợp.
Nếu bạn vẫn chưa biết các tư thế gội đầu cho bà bầu như nào, hãy tham khảo ngay nhé.
Các mẹ bầu có thể cúi gội đầu ở bồn rửa mặt, hoặc dưới vòi nước chảy. Tư thế cúi người này chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của thai kỳ, khi bụng còn nhỏ.
Ưu điểm của cách gội cúi người là mà bầu có thể tự làm mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Vệ sinh được đầu sạch sẽ vì tư thế cúi người gội này đã quá quen thuộc.
Nhược điểm là tư thế cúi người gội đầu không phù hợp với các mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ. Nó không chỉ làm khó cho các mẹ, mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Tư thế đứng thẳng gội đầu cũng được nhiều mẹ áp dụng trong quá trình mang thai. Đứng dưới vòi hoa sen gội đầu sẽ giúp các mẹ vừa thư giãn, còn làm sạch đầu tóc hiệu quả.
Ưu điểm của cách đứng thẳng gội đầu là có thể áp dụng từ lúc mang bầu đến các tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt với các mẹ bầu tóc ngắn thì áp dụng cách đứng gội càng phù hợp.
Nhưng nhược điểm là khi đứng gội đầu sẽ khiến toàn thân bị ướt, thời gian dài thì dễ nhiễm lạnh. Đặc biệt là phương pháp này không phù hợp với các mẹ bầu tóc dài, gây vướng víu khi vệ sinh.
Bạn có thể áp dụng gội đầu tư thế ngồi khi có “chậu gội đầu thông minh”. Loại chậu này sẽ gắn sát vào lưng bằng đai cố định, giúp việc vệ sinh đầu tóc của mẹ bầu dễ dàng hơn.
Ưu điểm khi ngồi gội đầu là mẹ bầu không bị mỏi lưng hay tê chân. Bên cạnh đó là an toàn cho cả mẹ và thai nhi, mà vẫn giữ được đầu tóc thơm tho nhất.
Nhược điểm là bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác khi gội đầu dáng ngồi. Và phải bỏ qua khoảng 400.000 – 600.000 đồng để sở hữu một chiếc chậu gội đầu thông minh.
Chúng ta thường thấy gội đầu tư thế nằm ngửa khi ở quán. Nhưng hiện nay, với các công cụ thông minh thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng các gội đầu này tại nhà.
Ưu điểm khi nằm ngửa gội đầu mà mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
Nhưng nhược điểm là khi gội đầu cần đến sự hỗ trợ của người khác. Giá của một chiếc ghế gội đầu tầm khoảng 900.000 – 1.400.000/cái. Nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện để đầu tư cho mẹ bầu.
Theo các chuyên gia, bà bầu cần giữ được cơ thể sạch sẽ để các vi rút không tấn công. Nhưng cũng không đồng nghĩa với việc ngày nào cũng cần gội đầu. Bởi nếu gội đầu quá nhiều sẽ làm mất đi độ pH tự nhiên, khiến gàu xuất hiện nhiều hơn sau sinh.
Vậy nên, tần suất gội đầu hợp lý nhất cho mẹ bầu là 2-3 lần/ tuần. Trong trường hợp thời tiết quá lạnh, hoặc cơ thể không tốt thì mẹ bầu cần ưu tiên sức khỏe của mình hơn. Bên cạnh đó là chú ý áp dụng tư thế gội đầu cho phù hợp.
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thay đổi nhiệt độ thì cơ thể mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn so với người thường. Do đó, cần lựa thời gian gội đầu thích hợp để tránh tình trạng cảm lạnh, đau đầu hoặc đột quỵ.
Dưới đây là các trường hợp mà bà bầu cần tránh gội đầu:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tư thế gội đầu cho bà bầu hợp lý nhất. Hy vọng với các thông tin này, sẽ giúp cho các mẹ bầu biết cách vệ sinh đầu tóc sạch sẽ mà vẫn an toàn cho sức khỏe.