Ăn dặm là giai đoạn mà các bé bắt đầu làm quen với thức ăn thô, để bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn. Câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm là hợp lý? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này, cũng như tìm hiểu về các kiến thức khi cho bé ăn dặm nhé.
Trẻ mấy tháng ăn dặm là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho trẻ ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi. Bởi từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Do đó, các thức ăn dặm sẽ có thêm dinh dưỡng giúp baby phát triển tốt nhất.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho biết bé đã có thể ăn dặm:
Thường thì không nên cho trẻ em ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Nhưng có nhiều bậc phụ huynh muốn con tăng cân nên đã cho ăn dặm sớm hơn khuyến cáo.
Theo các chuyên gia thì không nên cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi. Bởi khi đó hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng. Vậy nên nếu cho bé ăn dặm quá sớm thì dẫn đến các hiện tượng như là khó tiêu, táo bón, đầy bụng, đau bụng,…
Trả lời được câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm là rất quan trọng. Bởi khi bé ăn dặm đúng thời điểm sẽ mang đến nhiều lợi ích.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm dành cho bé, phổ biến nhất là ăn dặm kiểu truyền thống, tự bé chỉ huy BLW và kiểu nhật.
Ăn dặm kiểu truyền thống đã quá quen thuộc với cách chăm sóc trẻ ở Việt Nam. Cách làm là xay nhuyễn bột, cùng các loại thức ăn như rau, cá, thịt,… Đến khi trẻ mọc răng sẽ chuyển từ dạng thức ăn xay sang nghiền hoặc là cắt nhỏ.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Baby led weaning là phương pháp ăn dặm rất phổ biến ở các nước phương Tây. Với phương pháp này, các mẹ chỉ cần chuẩn bị thức ăn phù hợp và hướng dẫn bé cho vào miệng. Nhờ đó mà các bé khám phá được nhiều loại thức ăn và biết món nào mình yêu thích.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì cháo sẽ được pha loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10, khác với bột. Còn các loại thịt và được chế biến riêng với độ thô phù hợp.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ăn dặm đúng cách là bắt đầu từ ít đến nhiều, từ tinh cho đến thô, từ loãng đến đặc và từ ít loại đến nhiều loại. Khi bộ máy tiêu hóa của bé ngày càng phát triển thì các loại thức ăn mỗi bữa cũng tăng lên.
Bạn cũng có thể cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để quen nhanh với việc ăn dặm. Ban đầu có thể là 6 bữa nhỏ mỗi ngày, 3 bữa sữa và 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó giảm dần còn 5 bữa mỗi ngày, 2 bữa bú và 3 bữa bột sền sệt. Thời gian lâu hơn thì giảm còn 2 bữa bột đặc một ngày.
Khi bé được khoảng 9 – 11 tháng, cần được cung cấp đủ 4 nhóm thức ăn gồm: tinh bột, trứng, thịt, tôm, cua, cá, rau, củ, mỡ hoặc dầu,… Ngoài ra, bạn cần cho bé ăn thêm các loại hoa quả để bổ sung vitamin. Trong quá trình chế biến thức ăn dặm cho bé cần đảm bảo không có các gia vị nóng, cay, mặn.
Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết khi cho bé ăn dặm:
Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã biết trẻ mấy tháng ăn dặm. Hy vọng khi áp dụng các kiến thức này, sẽ giúp bạn biết cách cho bé nhà mình ăn dặm khoa học nhất.