YẾN THÔ, YẾN RÚT LÔNG, YẾN CHƯNG TƯƠI, YẾN CHƯNG TIỆT TRÙNG

logo

Tại sao sau sinh phải ngồi khép chân? 6 tư thế cần tránh sau sinh

Sau sinh nên ngồi hoặc nằm tư thế như nào? Tại sao sau sinh phải ngồi khép chân? Rất nhiều câu hỏi liên quan đến tư thế ngồi sau sinh được đặt ra. Vậy hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây, cũng như tìm hiểu về các tư thế sinh hoạt cần tránh sau sinh.

Giải đáp tại sao sau sinh phải ngồi khép chân

Tại sao sau sinh phải ngồi khép chân? Bởi vì các tư thế ngồi, tư thế sinh hoạt sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc hồi phục sức khỏe. Bởi vì sau sinh thì cơ thể của chị em sẽ yếu và cần thời gian để hồi phục lại.

Vậy nên các chị em sau sinh thường lựa chọn các tư thế ngồi, nằm để cơ thể mình cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng cũng cần chú ý là các tư thế đó có ảnh hưởng đến sức khỏe và hậu quả sau này không.

Các chuyên gia khuyên rằng chị em sau sinh nên lựa chọn tư thế ngồi khép chân. Với tư thế ngồi khép chân này vừa giúp chị em được thoải mái, mà còn không ảnh hưởng đến các vết thương đang lành. Đặc biệt, khi ngồi khép chân cũng tác động cho việc thu nhỏ cửa mình sau sinh.

Với tư thế ngồi khép chân, bạn cũng cần chú ý lưng thẳng. Bởi nhiều chị em sau sinh thường có thói quen khom lưng, điều này sẽ tác động đến vóc dáng sau này. Hơn nữa, nó cũng khiến cơ thể sau sinh mệt mỏi và không được dẻo dai.

Các tư thế sinh hoạt cần tránh sau sinh

Sau khi đã biết tại sao sau sinh phải ngồi khép chân. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm các tư thế sinh hoạt cần tránh sau sinh.

Kê gối cao

Các chị em chú ý là trong 6 – 8 giờ đầu sau khi sinh không nên nằm gối quá cao. Bởi vì sau sinh cơ thể của bạn đã mất đi một lượng máu lớn, nếu kê gối cao sẽ cản trở quá trình máy lưu thông lên não. Làm xuất hiện các tình trạng như đau đầu, chóng mặt, cơ thể lâu phục hồi và có thể mất sữa.

Tốt nhất sau sinh bạn nên lựa chọn một chiếc gối mềm, có độ dày vừa phải. Tốt nhất là nên dùng gối thấp để cơ thể mẹ sau sinh được phục hồi nhanh, thoải mái nhất.

Nằm vắt chân

Nằm vắt chân cũng là một tư thế mà chị em sau sinh cần tránh. Bởi vì tư thế này sẽ ảnh hưởng đến sự co hồi âm đạo, gây khó khăn trong việc di chuyển sau này. Đặc biệt tư thế nằm vắt chân còn gây cản trở sản dịch thoát ra ngoài, nếu kéo dài thì dẫn tới ứ đọng sản dịch trong tử cung.

Tư thế nằm phù hợp nhất sau sinh là duỗi chân thẳng, hai chân khép vào nhau. Các bác sĩ cùng khuyên rằng chị em nên nằm nghiêng, điều này vừa hạn chế tình trạng tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát sản dịch ra nhanh.

Ngồi xổm

Các chị em sau sinh cần kiêng ngồi xổm, bởi nó sẽ tạo một áp lực lớn lên xương sống nên dễ bị đau lưng. Hơn nữa, nó còn gây áp lực mạnh xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, làm cho nội tạng bị sa xuống. 

Việc bị sa sinh dục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mĩ của chị em. Vì điều này rất khó để khắc phục, nên chị em sau sinh tốt nhất là không nên ngồi xổm.

Đứng quá lâu

Sau sinh, nhất là ở tháng đầu tiên thì sức khỏe và các cơ quan của chị em chưa được hồi phục lại. Nên nếu đứng quá lâu sẽ hiến toàn thân tê mỏi, làm tăng nguy cơ đau lưng, vai và gáy. Do đó, chị em cần dành thời gian để nghỉ ngơi và không được đứng quá 30 phút.

Khom lưng

Rất nhiều chị em mới sinh xong đã lao vào làm việc nhà, dọn dẹp. Với các tư thế như đúng, ngồi, khom lưng,… Chính điều này đã khiến thời gian hồi phục sau sinh bị kéo dài hơn. Vậy nên bạn cần ý thức được rằng hãy giữ lưng thẳng và hạ hông từ từ xuống thay vì cúi người.

Ví dụ như bạn đang muốn bế em bé, đứng khom lưng mà hãy giữ lưng thật thẳng, chùng gối và hạ hông xuống bế bé rồi nâng hông lên. Còn khi thay tã cho con, nên ngồi trên giường, hai chân mở rộng hoặc là duỗi ra. Đồng thời giữ thẳng lưng, vừa giúp việc thay tã dễ dàng lại còn không làm mỏi cơ thể.

Đi chân trần

Sau khi sinh cơ thể của chị em đang yếu nên tuyệt đối không được đi chân trần. Bởi vì lỗ chân lông đang giãn nở nhiều nên rất dễ bị lạnh đột ngột và dẫn đến bị cảm. Hơn nữa, lòng bàn chân có rất nhiều dây thần kinh và liên quan tới lục phủ ngũ tạng, nên đi chân đất không tốt cho sức khỏe chị em sau sinh.

Chắc chắn với các thông tin của bài viết trên, bạn đã biết tại sao sau sinh phải ngồi khép chân. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp cho các chị em biết được tư thế ngồi và sinh hoạt phù hợp sau sinh.

Tất cả chi nhánh của Yến sành

Chi nhánh 1: Học viện kỹ thuật quân sự, phố Kiều Mai, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0977.681.433 (Mrs Hiền)

Chi nhánh 2: Số 04 Cù Chính Lan, phố Tân Quý, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Điện thoại: 0916.598.949 (Mrs Thanh Nhàn)

Chi nhánh 3: A1, Vinhome Hàm Nghi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0978.308.980 (Mrs Ngọc Hà)

Chi nhánh 4: R1, Royal City, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0777.228.902 (Mrs Lưu Ly)

Chi nhánh 5: Tòa B, chung cư Viglacera- Thăng Long Number1, Khuất Duy Tiến, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935.131.668 (Mrs Nguyễn Hường)

Chi nhánh 6: Số 1 Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0967.804.787 (Mrs Vân Anh)

Chi nhánh 7: CT1B, chung cư VOV Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0344.931.392 (Mrs Kim Jung)

Chi nhánh 8: 50A đường Hoàng Trọng Trì, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0948.379.119 (Mrs Phương)

Chi nhánh 09: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0972.298.685 (Mrs Lê Na) 

Chi nhánh 10: Chung cư Florita, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919.928.165 (Mrs Bảo Linh)

Chi nhánh 11: Nagoya Nhật Bản.
Điện thoại: 07044994937 (Ms. Hường Hoàng)

Chi nhánh 12: Osaka Nhật Bản
Điện thoại: 09085755999 (Ms. Hoàng Lan)

Chi nhánh 13: 113 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0918654066 (Minh Hiền)

Chi nhánh 14: Toà K2, The K Park, Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0347091688 (Thùy Hoàng)