YẾN THÔ, YẾN RÚT LÔNG, YẾN CHƯNG TƯƠI, YẾN CHƯNG TIỆT TRÙNG

logo

Rau càng cua kỵ gì? 4 lưu ý cần biết khi dùng

Rau càng cua được nhiều người yêu thích bởi mùi vị lạ, ngon và còn nhiều dinh dưỡng. Từ rau càng cua chúng ra có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Nhưng liệu bạn có biết rau càng cua kỵ gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp điều này, cũng như học thêm các món chế biến từ rau càng cua ngon nhất nhé.

Thông tin cơ bản về rau càng cua

Trước tìm giải đáp thắc mắc rau càng cua kỵ gì, bạn nên nắm được những thông tin cơ bản về loại rau này.

Rau càng cua là rau gì?

Rau càng cua là loại rau dại thuộc họ nhà tiêu, nó rất thích hợp sống ở khu vực có khí hậu nhiệt đới. Chiều cao của rau càng cua khoảng 20-40cm, lá nhỏ hình trái tim và thân hình nhớt. Vị của nó có chút chua, giòn và hơi ngọt nên được chế biến thành nhiều món ăn.

Những lợi ích bổ dưỡng của rau càng cua

Nhiều người yêu thích món ăn từ rau càng cua không chỉ vì mùi vị thơm ngon, mà nó còn rất bổ dưỡng.

  • Trong rau càng cua chứa nhiều vi chất tốt cho sức khỏe như là Vitamin C, sắt, kali, magie,…
  • Theo Đông y, rau càng cua có tính bình, vị đắng nên mang đến công dụng thanh nhiệt, giải độc. Vậy nên người ta thường dùng rau càng cua để điều trị các bệnh viêm họng, viêm dạ dày, mụn nhọt, đau xương khớp,…
  • Trong rau càng cua còn có hàm lượng magie và kali nên rất tốt cho huyết áp, tim mạch. Ngoài ra còn hỗ trợ cho điều trị táo bón, cao huyết áp, đái tháo đường,…
  • Rau càng cua có công dụng chữa một số bệnh ngoài da như là ghẻ lở. Bạn chỉ cần giã rau càng cua lấy nước, rồi cho thêm chút muối và chấm vào vết thương là được.
  • Bên cạnh đó, ăn rau càng cua còn giúp bổ sung sắt khi thiếu máu, trị đau đầu, trị đau xương khớp, sốt rét và tốt cho người giảm béo,…

Giải đáp rau càng cua kỵ gì?

Rau càng cua kỵ gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, rau càng cua không kỵ với bất kỳ thực phẩm nào mà nó có thể kết hợp với hầu hết các loại thực phẩm

Bên cạnh đó, rau càng cua cũng không gây hại hay là tác một tác dụng phụ khác lên cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng rau càng cua để chữa bệnh thì nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Bởi vì trong rau càng cua có tính hàn, nên sẽ không phù hợp với người bị bệnh sỏi thận, hoặc tiêu chảy.

Một số món ngon từ rau càng cua

Sau khi đã giải đáp được rau càng cua kỵ gì, hãy cùng tham khảo một số món ngon từ loại rau này nhé.

Canh rau càng cua nấm

Canh rau càng cua nấm rất phù hợp để giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức. Nguyên liệu làm món canh này cũng rất đơn giản, gồm có rau càng cua, nấm rơm, chả cá viên, tỏi băm cùng các gia bị cơ bản.

Khi rau càng cua đã được rửa sạch, để ráo nước. Còn nấm rơm thì bạn cắt bỏ rễ ngâm nước muối rồi rửa sạch để ráo. Hãy phi tỏi băm thật thơm, rau sau đó cho cả cá và nấm rơm vào đảo đều. Khi thấy chả cá đã săn lại thì bạn bắt đầu đổ nước sôi vào, nêm gia vị vừa ăn. Khi nước sôi thì mới bắt đầu cho rau càng cua vào nồi, thêm một chút tiêu và bắc xuống. Chỉ cần vài bước đơn giản là bạn đã có món canh rau càng cua nấm thơm ngon.

Rau càng cua xào tỏi

Rau càng cua xào tỏi cũng là món ngon bạn không thể bỏ qua. Bạn chỉ cần chuẩn bị rau càng rua, tỏi băm và các gia vị cơ bản khác. Nhặt rau càng cua, rửa sạch rồi để ráo nước.

Nêm nếm gia vị vừa ăn, rau càng cua rất dễ chín nên bạn đừng để quá lâu làm mất mùi vị.

Rau càng cua trộn thịt bò

Rau càng cua trộn thịt bò là món salad vừa bắt cơm lại còn chứa nhiều dinh dưỡng.

Để làm được món này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản gồm rau càng cua, thịt bò, chanh, tỏi, ớt, hành tím và các gia vị khác. Rau càng cua thì cần lặt và rửa sạch với nước muối rồi để ráo. Thịt bò thái mỏng và xào săn lại với tỏi, nếm gia vị vừa ăn. Còn hành tím bạn băm nhuyễn, nêm thêm đường, nước mắm, chanh và khuấy đều lên, rồi cho thêm vài thìa dầu oliu. Cuối cùng là bước trộn salad, bạn cho lần lượt rau càng cua, thịt bò, cùng nước sốt rồi trộn đều, đổ ra đĩa và thưởng thức.

Lưu ý khi dùng rau càng cua

  • Những người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của rau càng cua thì không nên dùng.
  • Nghiêm cấm người bị hen suyễn dùng rau càng cua
  • Phụ nữ mang thai khi sử dụng rau càng cua cần cẩn trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Những người tỳ vị hư hàn đang bị tiêu chảy không nên dùng rau càng cua

Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc rau càng cua kỵ gì. Hy vọng với các thông tin này, sẽ giúp bạn chế biến ra được các món từ rau càng cua ngon và hấp dẫn nhất.

Tất cả chi nhánh của Yến sành

Chi nhánh 1: Học viện kỹ thuật quân sự, phố Kiều Mai, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0977.681.433 (Mrs Hiền)

Chi nhánh 2: Số 04 Cù Chính Lan, phố Tân Quý, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Điện thoại: 0916.598.949 (Mrs Thanh Nhàn)

Chi nhánh 3: A1, Vinhome Hàm Nghi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0978.308.980 (Mrs Ngọc Hà)

Chi nhánh 4: R1, Royal City, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0777.228.902 (Mrs Lưu Ly)

Chi nhánh 5: Tòa B, chung cư Viglacera- Thăng Long Number1, Khuất Duy Tiến, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935.131.668 (Mrs Nguyễn Hường)

Chi nhánh 6: Số 1 Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0967.804.787 (Mrs Vân Anh)

Chi nhánh 7: CT1B, chung cư VOV Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0344.931.392 (Mrs Kim Jung)

Chi nhánh 8: 50A đường Hoàng Trọng Trì, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0948.379.119 (Mrs Phương)

Chi nhánh 09: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0972.298.685 (Mrs Lê Na) 

Chi nhánh 10: Chung cư Florita, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919.928.165 (Mrs Bảo Linh)

Chi nhánh 11: Nagoya Nhật Bản.
Điện thoại: 07044994937 (Ms. Hường Hoàng)

Chi nhánh 12: Osaka Nhật Bản
Điện thoại: 09085755999 (Ms. Hoàng Lan)

Chi nhánh 13: 113 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0918654066 (Minh Hiền)

Chi nhánh 14: Toà K2, The K Park, Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0347091688 (Thùy Hoàng)