YẾN THÔ, YẾN RÚT LÔNG, YẾN CHƯNG TƯƠI, YẾN CHƯNG TIỆT TRÙNG

logo

Ở cữ bao lâu thì được ra ngoài? 9 điều cần biết khi ở cữ

Phụ nữ sau sinh cần có thời gian ở cữ để hồi phục sức khỏe và chăm sóc tốt cho con. Vậy ở cữ bao lâu thì được ra ngoài? Hãy cùng chúng tôi giải đáp điều này, cũng như nắm được các lưu ý cần biết khi mẹ ở cữ.

Giải đáp ở cữ bao lâu thì được ra ngoài

Ở cữ bao lâu thì được ra ngoài là thắc mắc của nhiều người. Bởi thời gian ở cữ rất quan trọng, nó sẽ giúp các chị em nhanh hồi phục sức khỏe, tĩnh dưỡng sau ngày vượt cạn vất vả. Vậy nên cần có thời gian ở cữ hợp lý để an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Theo quan niệm xưa thì phụ nữ sau sinh cần ở cữ trong vòng 100 ngày (3 tháng). Trong thời gian ở cữ thì chị em phải ở phòng kín, không được nói chuyện với người lạ, không tắm rửa nhiều, không nói to,… Bởi người xưa cho rằng, nếu không tuân thủ đúng những việc trên sẽ khiến chị em sau sinh bị đau xương khớp, nhức đầu, dễ bị ốm,…

Tuy nhiên theo các chuyên gia ngày nay cho rằng, các chị em sau sinh chỉ cần ở kiêng cữ trong vòng 1 tháng. Chỉ sau 3 – 4 ngày sinh xong thì các chị em đã có thể tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Còn những điều quan trọng cần phải tránh như là không làm việc nặng, không quan hệ, không được quá lo lắng, căng thẳng,…

Những lưu ý cần biết trong thời gian kiêng cữ

Sau khi đã giải đáp được ở cữ bao lâu thì được ra ngoài, bạn cũng cần nắm những lưu ý sau.

Không tắm nước lạnh

Trong thời gian ở kiêng cữ, các chị em tuyệt đối không được tắm nước lạnh bởi dễ bị nhiễm khuẩn, gây cảm. Sau sinh khoảng 3-4 ngày, các mẹ có thể lau người và vệ sinh cơ thể bằng nước ấm. Chú ý là vệ sinh ở thể trong phòng kín gió và không được ngâm nước quá lâu.

Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể thì chị em sau sinh cũng nên xông hơi bằng lá tía tô, vỏ bưởi, vỏ cam,… Phương pháp này sẽ giúp cơ thể của bạn được ấm và thải độc tố ra ngoài.

Hạn chế căng thẳng mệt mỏi

Thường các chị em sau sinh sẽ rất dễ bị căng thẳng, mệt mỏi. Vậy nên để giữ được tâm trạng thoải mái thì bạn có thể chia sẻ việc chăm sóc con với chồng, thực hiện các bài yoga nhẹ nhàng để giải tỏa tâm trạng,… Bởi nếu trình trạng căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ, dẫn đến việc chăm sóc con cũng không được chu đáo.

Kiêng quan hệ tình dục

Sau khi sinh, mẹ nên để 4 – 6 tuần để cơ thể phục hồi lại và tuyệt đối không được quan hệ tình dục. Nếu quan hệ quá sớm sẽ xảy ra tình trạng như chảy máu vùng kín, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Không tự ý uống thuốc

Sau sinh mẹ cần nuôi con bằng sữa, nên bất kể nguồn dinh dưỡng và thực phẩm nào cũng cần cân nhắc khi sử dụng. Đặc biệt là không được tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng mà không có chỉ định bác sĩ. Bởi vì uống các loại thuốc không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con.

Không khiêng vác vật nặng

Một điều các chị em cần lưu ý là sau sinh không nên khiêng vác vật nặng. Bởi khi hoạt động quá sức sẽ làm tác động đến cơ bụng, gây tổn thương tầng sinh môn chưa phục hồi. Kể cả việc rướn người hoặc giơ tay quá cao cũng cần hạn chế.

Không tập thể dục nặng

Nhiều chị em muốn lấy lại vóc dáng sau sinh mà áp dụng các bài tập thể dụng nặng. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến khiến cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi. Đặc biệt là với người sinh mổ thì cần thời gian để lành vết thương, nên hãy áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, chậm rãi.

Không kiêng khem quá mức

Rất nhiều người vì kiêng khem quá mức mà không có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để sức khỏe phục hồi và tạo sữa nuôi con. Các bạn chỉ cần nhớ một số thực phẩm không phù hợp sau sinh như là đồ lạnh, đồ sống, thức ăn lên men, thực phẩm chế biến sẵn,… Còn chế độ dinh dưỡng cần duy trì bình thường, để đảm bảo cơ thể có đủ chất.

Không rượu bia, chất kích thích

Thức uống có cồn như rượu, bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa cho con. Đặc biệt, khi cơ thể người mẹ nạp các chất này vào sẽ làm tăng huyết áp, khó ngủ. Thay vào đó thì chị em nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và sữa hạt.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Việc ngủ nghỉ đúng giờ giấc trong thời gian kiêng cữ là rất quan trọng. Bởi khi ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể dễ chịu và tốt cho chất lượng sữa. Bên cạnh đó, chị em cần hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, máy tính bảng, tivi,… Hãy nghỉ ngơi ở phòng rộng rãi, sạch sẽ và không có tiếng ồn.

Chắc chắn với những gì chúng tôi chia sẻ, bạn đã biết ở cữ bao lâu thì được ra ngoài. Hãy áp dụng các kiến thức này để giúp cho việc kiêng cữ được an toàn nhất nhé.

Tất cả chi nhánh của Yến sành

Chi nhánh 1: Học viện kỹ thuật quân sự, phố Kiều Mai, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0977.681.433 (Mrs Hiền)

Chi nhánh 2: Số 04 Cù Chính Lan, phố Tân Quý, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Điện thoại: 0916.598.949 (Mrs Thanh Nhàn)

Chi nhánh 3: A1, Vinhome Hàm Nghi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0978.308.980 (Mrs Ngọc Hà)

Chi nhánh 4: R1, Royal City, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0777.228.902 (Mrs Lưu Ly)

Chi nhánh 5: Tòa B, chung cư Viglacera- Thăng Long Number1, Khuất Duy Tiến, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935.131.668 (Mrs Nguyễn Hường)

Chi nhánh 6: Số 1 Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0967.804.787 (Mrs Vân Anh)

Chi nhánh 7: CT1B, chung cư VOV Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0344.931.392 (Mrs Kim Jung)

Chi nhánh 8: 50A đường Hoàng Trọng Trì, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0948.379.119 (Mrs Phương)

Chi nhánh 09: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0972.298.685 (Mrs Lê Na) 

Chi nhánh 10: Chung cư Florita, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919.928.165 (Mrs Bảo Linh)

Chi nhánh 11: Nagoya Nhật Bản.
Điện thoại: 07044994937 (Ms. Hường Hoàng)

Chi nhánh 12: Osaka Nhật Bản
Điện thoại: 09085755999 (Ms. Hoàng Lan)

Chi nhánh 13: 113 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0918654066 (Minh Hiền)

Chi nhánh 14: Toà K2, The K Park, Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0347091688 (Thùy Hoàng)