Nhiều mẹ truyền tai nhau rằng nên giữ lại cuống rốn để trẻ thông minh. Vậy thực chất giữ cuống rốn để làm gì? Giữ lại cuống rốn mang lại tác dụng gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn, cũng như chia sẻ cách lưu trữ cuống rốn trẻ sơ sinh.
Giữ cuống rốn để làm gì là thắc mắc của nhiều người. Thường thì trẻ sơ sinh sẽ rụng dây rốn sau khoảng 8-10 ngày và khoảng ngày thứ 15 sẽ liền hoàn toàn. Những cũng có trường hợp trẻ rụng dây rốn sớm hoặc là muộn hơn. Đây cũng là hiện tượng hoàn toàn bình thường nếu bé nhà bạn không gặp các tình trạng như là nóng sốt, bỏ ăn hoặc mưng mủ.
Từ xa xưa ở nước ta đã có quan niệm rằng giữ lại cuống rốn sẽ giúp các bé sau này thông minh và học giỏi. Vậy nên khi cuống rốn em bé rụng thì bố mẹ sẽ treo lên bóng đèn hoặc cất vào hộp để làm kỷ niệm. Hơn nữa, mẹo dân gian này còn được truyền lại rằng việc cất giữ cuống rốn sẽ giúp trẻ lớn khỏe mạnh, xinh đẹp.
Còn theo y học hiện đại, tế bào gốc của dây rốn nên được cất giữ vì có nhiều trường hợp cần dùng đến. Cuống rốn được coi là liều thuốc quý khi cần chữa bệnh mà không sinh ra phản ứng miễn dịch thải bỏ. Tế bào gốc cuống rốn chính là “bảo hiểm sinh học”, nên nó có thể điều trị các bệnh khác nhau như là thiếu máu, ung thư máu, thay thế tủy xương,… Do đó hầu hết các bố mẹ hiện nay đều giữ lại cuống rốn cho bé nhà mình.
Sau khi đã biết giữ cuống rốn để làm gì thì hãy cùng chúng tôi học hỏi các mẹo dân gian giúp lưu trữ cuống rốn nhé.
Một cách lưu trữ cuống rốn được nhiều người áp dụng là cất trong một chiếc lọ và đặt ở đầu giường.
Đầu tiên là khi cuống rốn rụng thì bạn hãy đem nó phơi ở nơi khô ráo và an toàn. Tránh để các con vật khác tấn công hoặc bị ẩm mốc. Sau khi cuống rốn đã khô thì bạn hãy đặt nó vào một chiếc lọ thủy tinh sạch sẽ và đậy nắp kín đặt đầu giường.
Chôn cuống rốn trong vườn cũng là một cách bảo quản rất tốt. Cách lưu trữ cuống rốn này được người xưa áp dụng rất nhiều. Còn có quan niệm rằng khi tron cuống rốn của anh chị em trong nhà cùng nhau sẽ giúp tình cảm đoàn kết, khăng khít hơn.
Cũng có nhiều người truyền tai nhau là bảo quản cuống rốn bằng cách trên ở trên bóng đen hoặc trước gương. Cách này sẽ giúp cuống rốn được sạch khô và giữ được lâu nhất.
Để chăm rốn trẻ sơ sinh sau khi đã rụng thì bạn cần biết các kiến thức sau.
Rốn trẻ sơ sinh sau rụng phải cần được thở. Do đó bạn lưu ý không băng quấn quá chặt mà hãy để hở tự nhiên. Vì nó sẽ giúp rốn nhanh lành và khô tốt hơn.
Trẻ sau khi rụng dây rốn thì bạn vẫn cần phải vệ sinh sạch sẽ cho con tầm 1-2 lần một ngày. Bạn có thể dùng bông hoặc vải sạch làm ướt với muối sinh lý để vệ sinh vùng rốn. Nhớ lau nhẹ nhàng gốc rốn để đánh bay các bụi bẩn. Nhớ là không được dùng chất tẩy rửa hoặc xà phòng vì sẽ làm da của trẻ bị tổn thương.
Khi các trẻ đã rụng cuống rốn thì có thể tắm rửa thoải mái mà không kiêng nước. Nhưng để đảm bảo sức khỏe thì bạn cũng không nên cho bé ngâm trong nước quá lâu. Bên cạnh đó, khi bạn tắm rửa cho bé thì vẫn phải vệ sinh vùng rốn sạch sẽ và thật khô ráo.
Trẻ mới rụng rốn thì khu vực đó vẫn cần được bảo vệ, không được tác động mạnh. Do đó các mẹ nên lựa chọn cho bé trang phục phù hợp, đảm bảo thoáng mát. Không nên cho bé mặc đồ quá bó sát, dày dặn vì sẽ làm phần rốn của trẻ bị tổn thương.
Thay tã cũng là công đoạn thật cẩn thận khi trẻ mới rụng rốn. Hãy thật nhẹ nhàng lau từ trước ra sau, rồi mới đến công đoạn dùng khăn khô lau một lần nữa. Để trẻ không bị tổn thương thì bạn nên gấp phần trước của tã xuống thấp, nhớ nới lỏng eo để tránh cọ xát hoặc nước tiểu rơi vào.
Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã trả lời được thắc mắc giữ cuống rốn để làm gì. Hy vọng với các kiến thức này sẽ giúp bạn biết cách lưu trữ cuống rốn cũng như chăm rốn trẻ sơ sinh sau khi đã rụng.