Rất nhiều mẹ thắc mắc là có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình. Bởi vì nếu không cho trẻ bú đúng tư thế sẽ gây ra các hiện tượng như sặc sữa, trẻ khó chịu,…. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các tư thế cho bé bú bình đúng cách, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tư thế cho bé bú bình là rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp trẻ không bị sặc sữa, cùng như thưởng thức sữa ngon lành hơn.
Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình không? Câu trả lời là Không nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình, kể cả nằm ngửa, nằm nghiêng và không nên để cổ bé ngửa ra hoặc gập cổ khi bú bình. Vì ở giai đoạn này, dạ dày của bé nằm ngang nên cho bé bú bình rất dễ bị sặc sữa và gây ra những tác hại như:
Khi bé vừa nằm vừa bú thì tốc độ sữa chảy ra sẽ nhanh hơn, chính điều này gây nên các hiện tượng như là nôn, trớ, sặc,…
Rất nhiều người hợp bé vừa nằm vừa bú bình và ngủ quên mất. Điều này dẫn đến việc sữa có thể tràn lên mũi của bé, ràn sữa vào khí quản, phế quản. Sau đó gây ra các hiện tượng như khỏe thở, nghẹt thở và sặc sữa. Nếu các mẹ không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.
Nhiều người mẹ vì muốn con nhanh ngủ nên cho bú bình với từ thế nằm. Nhưng khi bẻ ngủ quên thì sữa vẫn có thể còn đọng trong miệng. Điều này gây ra các vấn đề về bệnh răng miệng cho bé. Như là viêm nướu, sâu răng, sún răng,…
Có thể bạn chưa biết như cho bé nằm bú bình có thể gây ra nguy cơ bị viêm tai giữa. Bởi khi bé nằm bú bình thì sữa có thể bị tràn ra và chảy thẳng vào tai, bởi vì cấu tạo tai, mũi, họng thông nhau. Khi tai không được vệ sinh sạch sẽ mà sữa ở trong đó lâu ngày thì tạo ra môi trường vi khuẩn phát triển gây viêm tai giữa.
Bé nằm bú bình rất dễ gây ra rối loạn giấc ngủ. Bởi vì nó vô tình gây ra thói quen cho bé là bú bình mới ngủ được, không sẽ cảm thấy khó chịu và cáu gắt. Điều này cũng phần nào tác động đến thời gian biểu của trẻ, khó khăn hơn trong việc ru ngủ về sau.
Việc bé bú bình dễ sặc sữa, điều này cũng dẫn đến tình trạng trào ngược sau khi ăn. Bệnh viện Nhi Trung ương đã thống kê rằng có khoảng hơn 50% trẻ khỏe mạnh có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản trong 3 tháng đầu đời với nguyên nhân chủ yếu là từ việc bú nằm.
Sau khi biết có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình hay không. Bạn cũng cần nằm được các tư thế cho bé bú bình đúng cách.
Bế cho bé bú bình là tư thế đơn giản và được nhiều người áp dụng nhất. Cách này vừa giúp bé không bị sặc mà còn có sự tương tác với người mẹ.
Mẹ chỉ cần lấy tay phải vòng tay ra sau lưng bé để đỡ đầu và lưng, tạo 1 góc 30 độ so với mặt phẳng. Còn tay trái thì cầm bình sữa, rồi sau đó để bình nghiêng không dốc thẳng. Hoặc các mẹ nào thuận tay trái thì có thể đổi bên để bế con.
Tư thế cho bé tựa vào lòng mẹ để bú bình cũng rất an toàn. Hạn chế được tình trạng bị bị sặc sữa, chớ cũng như không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Mẹ hãy để bé ngồi tựa vào lòng mình, phần đầu thì nhẹ nhàng dựa vào ngực mẹ hoặc vai mẹ. 1 tay mẹ vòng ra phía trước để ôm phần bụng của bé, nhớ là đỡ để bé không bị ngã về phía trước. Còn một tay kia thì cầm bình sữa chếch lên 1 chút, chú ý là không dốc ngược.
Cách cho bé bú tựa lên đùi giúp hai mẹ con dễ dàng tương tác, mà trẻ cũng cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng một số trẻ hiếu động thì áp dụng cách này sẽ tương đối khó. Bé có thể vung tay làm đổ sữa, hoặc là không nằm yên.
Mẹ hãy ngồi vững và co hai chân vừa phải, sau đó đặt bé nằm trên chân (lưng bé nằm trên đùi, bụng và mặt hướng về phía mẹ). Còn một tay mẹ đỡ đầu bé, tay còn lại có nhiệm vụ cầm bình cho bé bú.
Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh nằm bú bình. Hãy áp dụng các tư thế cho trẻ bú bình phía trên, để đảm bảo an toàn cho bé nhất nhé.