Bà bầu tắm có được kỳ bụng không là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Tưởng chừng đây chỉ là việc làm đơn giản hàng ngày nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.
Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?
Khi tắm nhiều người thường dùng cọ để làm sạch toàn bộ cơ thể. Với phụ nữ, việc này không chỉ loại bỏ bụi bẩn mà còn giúp chăm sóc da hiệu quả. Tuy nhiên, khi mang thai việc kì cọ quá mạnh có thể gây tác động không tốt, đặc biệt là đến vị trí phát triển của thai nhi. Vậy liệu bà bầu tắm có được kỳ bụng không? Câu trả lời là không nên cọ mạnh bụng khi tắm lúc mang thai.
Việc vệ sinh da bụng và vùng rốn là cần thiết nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu bà bầu cọ quá mạnh vùng rốn, có thể gây trầy xước da và nhiễm trùng, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến sảy thai. Để an toàn, hãy sử dụng khăn mềm để lau nhẹ vùng bụng và tận dụng tăm bông để làm sạch bụi bẩn trên vùng rốn khi tắm.
Bà bầu tắm thế nào là đúng cách?
Khi mang thai việc duy trì nhiệt độ nước tắm ổn định là quan trọng, tránh sự thay đổi nhiệt độ gây ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi. Nhiệt độ nước tắm tốt nhất cho bà bầu là khoảng 36 độ C và hạn chế thời gian tắm dưới 15 phút.
Ngoài ra việc ngâm bồn tắm cũng nên hạn chế, bởi vi khuẩn từ môi trường ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm cổ tử cung. Để đảm bảo an toàn trong thai kỳ, các bà bầu có thể tuân theo các hướng dẫn sau:
- Gội đầu: Tránh ngồi xổm hoặc đứng lâu khi gội đầu để không ảnh hưởng đến tử cung. Nếu có thể hãy tới tiệm gội đầu khi mang bầu, đặc biệt khi bụng đã lớn. Nếu không có thể nhờ gia đình hoặc người thân.
- Vệ sinh cơ thể: Khu vực ngực cần được lau rửa nhẹ nhàng để tránh nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Với rốn nơi tiếp xúc trực tiếp với thai nhi, cũng cần phải được làm sạch nhẹ nhàng bằng tăm bông. Các phần còn lại của cơ thể, sử dụng sữa tắm và nước ấm để làm sạch.
- Vệ sinh vùng kín: Khi mang thai, vùng kín trở nên nhạy cảm hơn và có nhiều dịch tiết, mùi hơn nền cần được vệ sinh kỹ càng. Bà bầu nên sử dụng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, tránh thụt rửa sâu.
Những nguyên tắc tắm khi mang thai
Những nguyên tắc không thể bỏ qua cho các thai phụ. Nên tuân thủ theo các điều này để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Không tắm quá lâu: Các bác sĩ khuyến cáo không nên tắm quá 15 phút, đặc biệt là vào mùa hè, để tránh ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh của thai nhi.
- Nhiệt độ nước tắm không quá cao: Nước quá nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây nguy cơ cho hệ thống thần kinh của thai nhi. Khuyến nghị không tắm trong nước trên 36 độ C.
- Hạn chế tắm bồn: Việc ngâm bồn có thể khiến nước vào âm đạo, dễ gây viêm nhiễm và khó kiểm soát nhiệt độ. Lượng hormone trong cơ thể cũng khiến dịch tiết từ âm đạo giảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
- Sàn phòng tắm nên lát đá chống trơn trượt hoặc đi dép có ma sát cao: Để tránh nguy cơ vấp ngã hoặc trơn trượt, nên sử dụng sàn phòng tắm có lớp đá chống trơn hoặc mang dép chống trơn trượt.
Các bộ phận không được đụng vào khi đang tắm
Khi tắm cần chú ý không chạm mạnh vào các bộ phận dưới đây:
- Rốn: Đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với thai nhi. Khuyến cáo không nên dùng sức kỳ cọ hay chà mạnh vùng rốn khi tắm để tránh nguy cơ sảy thai. Thay vào đó, nên vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn và tăm bông.
- Ngực: Ngực của bà bầu thường rất nhạy cảm khi mang thai. Tránh va chạm mạnh vào vùng này khi tắm để không kích ứng, gây co bóp tử cung. Chỉ cần lau nhẹ ngực bằng khăn mềm.
- Bụng bầu: Tránh sờ, cọ mạnh vào vùng này khi tắm và đặc biệt không để nước nóng xả trực tiếp vào bụng để giảm nguy cơ sảy thai.
Một số điều cần lưu ý trong khi tắm
Ngoài những thắc mắc về bà bầu tắm có được kỳ bụng không các mẹ nên tìm hiểu một số điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn.
- Thời gian tắm: Nên tắm vào buổi chiều tối, khoảng 5-7 giờ tối. Tránh tắm quá 15 phút và không tắm khi mới dậy và vào tối muộn.
- Tránh tắm sau khi ăn no: Tắm sau khi ăn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và có thể hạ đường huyết, đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
- Không tắm gội khi huyết áp thấp: Trạng thái huyết áp thấp có thể khiến máu không đủ lên não, gây nguy hiểm. Hạn chế việc tắm gội trong trạng thái này.
- Nhiệt độ nước tắm: Tránh tắm bằng nước nóng, chỉ nên dùng nước vừa phải để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Những giải thích về bà bầu tắm có được kỳ bụng không giúp các thai phụ có thêm kiến thức trong giai đoạn này. Ngoài ra đừng quên bổ sung dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ để em bé chào đời một cách thuận lợi.