Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh. Nên nhiều mẹ thắc mắc rằng trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không? Trẻ ít ngủ có ảnh hưởng đến phát triển không? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này, cũng như biện pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh ít ngủ.
Trước khi trả lời thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không. Hãy cùng xem các nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh mất ngủ, có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý.
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Trong khi ngủ, các tế bào được kích thích sản sinh để giúp bé phát triển. Nếu bé ngủ được giấc dài, sâu thì phát triển trí não tốt, tăng chiều cao hiệu quả.
Còn đối với những trẻ sơ sinh không được ngủ đủ giấc, cơ thể thường chậm phát triển, còi cọc. Nhiều ý kiến còn cho rằng, các bé sơ sinh ngủ ít sẽ “kém khôn”, hoạt động không lanh lợi. Bởi bé không muốn hoạt động vì cơ thể chưa được nạp đủ giấc ngủ.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày trẻ sơ sinh ngủ từ 14-17 tiếng đồng hồ là hợp lý nhất. Nếu tổng giấc ngủ của trẻ dưới 10 tiếng, có nghĩa là đang rơi vào tình trạng mất ngủ.
Tùy thuộc vào các nhóm tuổi, sẽ có các yêu cầu về giấc ngủ khác nhau:
Nếu bạn nhận thấy bé nhà mình ngủ ít hơn khuyến cáo, có thể áp dụng các cách sau.
Bạn có thể giúp trẻ phân biệt được ngày đêm để có được giấc ngủ dài hơn. Như vào ban ngày, bạn có thể mở rèm cửa và điện cho thông thoáng. Bên cạnh đó là nói chuyện và chơi cùng bé, dần dần sẽ sắp xếp thời gian ngủ đúng ngày và đêm. Còn vào ban đêm, bạn cần giữ được không gian yên tĩnh, để trẻ sơ sinh dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Bạn cũng cần nhỏ là cho trẻ bú no trước khi đi ngủ. Bởi khi bé được cung cấp đủ dưỡng chất, sẽ có được giấc ngủ sâu và dài hơn. Ngoài ra, cần kiểm tra tã bỉm có bị bẩn không để thay kịp thời.
Trong trường hợp bè thường xuyên mất ngủ, kèm theo các biểu hiện như là nôn trớ, phát ban, sốt, thở khò khè,… Bạn cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, nếu bé khó chịu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để con trẻ dễ chìm vào giấc ngủ, bạn cũng nên hát ru hoặc kể chuyện cho bé. Các giai điệu êm ái, nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon giấc hơn.
Ngoài ra, cần tạo một thời khóa biểu sinh hoạt ăn-chơi-ngủ điều độ cho bé. Khi bé đã đi vào quỹ đạo sinh hoạt ổn định, giấc ngủ cũng sâu và ngon hơn. Bạn sẽ không phải đau đầu để ru mà bé không chịu ngủ nữa.
Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không. Hy vọng với những thông tin này, sẽ giúp cho bạn biết cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh được tốt nhất.