Sau sinh nên ngồi hoặc nằm tư thế như nào? Tại sao sau sinh phải ngồi khép chân? Rất nhiều câu hỏi liên quan đến tư thế ngồi sau sinh được đặt ra. Vậy hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây, cũng như tìm hiểu về các tư thế sinh hoạt cần tránh sau sinh.
Tại sao sau sinh phải ngồi khép chân? Bởi vì các tư thế ngồi, tư thế sinh hoạt sau sinh ảnh hưởng rất lớn đến việc hồi phục sức khỏe. Bởi vì sau sinh thì cơ thể của chị em sẽ yếu và cần thời gian để hồi phục lại.
Vậy nên các chị em sau sinh thường lựa chọn các tư thế ngồi, nằm để cơ thể mình cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng cũng cần chú ý là các tư thế đó có ảnh hưởng đến sức khỏe và hậu quả sau này không.
Các chuyên gia khuyên rằng chị em sau sinh nên lựa chọn tư thế ngồi khép chân. Với tư thế ngồi khép chân này vừa giúp chị em được thoải mái, mà còn không ảnh hưởng đến các vết thương đang lành. Đặc biệt, khi ngồi khép chân cũng tác động cho việc thu nhỏ cửa mình sau sinh.
Với tư thế ngồi khép chân, bạn cũng cần chú ý lưng thẳng. Bởi nhiều chị em sau sinh thường có thói quen khom lưng, điều này sẽ tác động đến vóc dáng sau này. Hơn nữa, nó cũng khiến cơ thể sau sinh mệt mỏi và không được dẻo dai.
Sau khi đã biết tại sao sau sinh phải ngồi khép chân. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm các tư thế sinh hoạt cần tránh sau sinh.
Các chị em chú ý là trong 6 – 8 giờ đầu sau khi sinh không nên nằm gối quá cao. Bởi vì sau sinh cơ thể của bạn đã mất đi một lượng máu lớn, nếu kê gối cao sẽ cản trở quá trình máy lưu thông lên não. Làm xuất hiện các tình trạng như đau đầu, chóng mặt, cơ thể lâu phục hồi và có thể mất sữa.
Tốt nhất sau sinh bạn nên lựa chọn một chiếc gối mềm, có độ dày vừa phải. Tốt nhất là nên dùng gối thấp để cơ thể mẹ sau sinh được phục hồi nhanh, thoải mái nhất.
Nằm vắt chân cũng là một tư thế mà chị em sau sinh cần tránh. Bởi vì tư thế này sẽ ảnh hưởng đến sự co hồi âm đạo, gây khó khăn trong việc di chuyển sau này. Đặc biệt tư thế nằm vắt chân còn gây cản trở sản dịch thoát ra ngoài, nếu kéo dài thì dẫn tới ứ đọng sản dịch trong tử cung.
Tư thế nằm phù hợp nhất sau sinh là duỗi chân thẳng, hai chân khép vào nhau. Các bác sĩ cùng khuyên rằng chị em nên nằm nghiêng, điều này vừa hạn chế tình trạng tử cung bị lệch về sau mà còn có lợi cho việc thoát sản dịch ra nhanh.
Các chị em sau sinh cần kiêng ngồi xổm, bởi nó sẽ tạo một áp lực lớn lên xương sống nên dễ bị đau lưng. Hơn nữa, nó còn gây áp lực mạnh xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, làm cho nội tạng bị sa xuống.
Việc bị sa sinh dục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mĩ của chị em. Vì điều này rất khó để khắc phục, nên chị em sau sinh tốt nhất là không nên ngồi xổm.
Sau sinh, nhất là ở tháng đầu tiên thì sức khỏe và các cơ quan của chị em chưa được hồi phục lại. Nên nếu đứng quá lâu sẽ hiến toàn thân tê mỏi, làm tăng nguy cơ đau lưng, vai và gáy. Do đó, chị em cần dành thời gian để nghỉ ngơi và không được đứng quá 30 phút.
Rất nhiều chị em mới sinh xong đã lao vào làm việc nhà, dọn dẹp. Với các tư thế như đúng, ngồi, khom lưng,… Chính điều này đã khiến thời gian hồi phục sau sinh bị kéo dài hơn. Vậy nên bạn cần ý thức được rằng hãy giữ lưng thẳng và hạ hông từ từ xuống thay vì cúi người.
Ví dụ như bạn đang muốn bế em bé, đứng khom lưng mà hãy giữ lưng thật thẳng, chùng gối và hạ hông xuống bế bé rồi nâng hông lên. Còn khi thay tã cho con, nên ngồi trên giường, hai chân mở rộng hoặc là duỗi ra. Đồng thời giữ thẳng lưng, vừa giúp việc thay tã dễ dàng lại còn không làm mỏi cơ thể.
Sau khi sinh cơ thể của chị em đang yếu nên tuyệt đối không được đi chân trần. Bởi vì lỗ chân lông đang giãn nở nhiều nên rất dễ bị lạnh đột ngột và dẫn đến bị cảm. Hơn nữa, lòng bàn chân có rất nhiều dây thần kinh và liên quan tới lục phủ ngũ tạng, nên đi chân đất không tốt cho sức khỏe chị em sau sinh.
Chắc chắn với các thông tin của bài viết trên, bạn đã biết tại sao sau sinh phải ngồi khép chân. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp cho các chị em biết được tư thế ngồi và sinh hoạt phù hợp sau sinh.