Các vết rạn da gây ra khó chịu cho người bệnh cũng như ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Nếu không kịp thời điều trị còn gây ra nhiều tác hại xấu và chuyển biến nặng hơn. Vây rạn da đỏ bao lâu chuyển sang màu trắng, cách xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rạn da đỏ là gì?
Rạn da màu đỏ là tình trạng xảy ra khi các mô liên kết đứt gãy dẫn đến viêm, xung huyết nhẹ. Vùng da bị ảnh hưởng sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc tím, gây ngứa và để lại sẹo nếu bệnh nhân thường xuyên gãi. Thường xảy ra ở những người tăng cân quá nhanh khiến xuất hiện các vết nứt màu đỏ dưới da. Ngoài ra các bà bầu ở giai đoạn tháng thứ 6 và 7 cũng có thể gặp phải.
Nguyên nhân dẫn đến rạn da đỏ
Trước khi tìm hiểu các mức độ rạn da đỏ bao lâu chuyển sang màu trắng bạn cần nắm được nguyên nhân của căn bệnh này.
- Thay đổi cân nặng đột ngột: Khi cân nặng tăng nhanh, da bị kéo giãn đột ngột, chưa kịp thích nghi, nhất là ở vùng bụng, bắp tay, đùi.
- Mang thai: Sự tăng cân nhanh trong thai kỳ, đặc biệt từ tháng thứ 4 trở đi, khiến vùng da bụng bị căng ra quá nhanh, gây ra rạn da đỏ.
- Dậy thì: Sự phát triển cơ thể nhanh chóng có thể gây ra rạn da đỏ. Chăm sóc da và bổ sung dinh dưỡng giúp duy trì độ đàn hồi.
- Tập luyện: Người tập thể hình có thể phát triển cơ bắp nhanh, gây tổn thương mô da.
- Nâng ngực: Thay đổi đột ngột về kích thước ngực cũng có thể gây ra rạn da đỏ.
- Lạm dụng thuốc corticosteroid: Sử dụng lâu dài có thể làm da mỏng, gây rạn da đỏ.
- Yếu tố di truyền và vấn đề sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe như hội chứng Cushing, Ehlers-Danlos, tiểu đường có thể tăng nguy cơ mắc rạn da đỏ, tuy nhiên, điều này hiếm gặp.
Rạn da đỏ bao lâu chuyển sang màu trắng?
Tình trạng rạn da đỏ có thể không tự hết và cần phải chăm sóc đúng cách để giảm thiểu tình trạng này. Nếu không điều trị kịp thời da sẽ chuyển dần từ đỏ thành trắng.
Thời gian rạn da đỏ chuyển sang màu trắng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như cơ địa, tuổi, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc da, mức độ rạn da, loại da, sức khỏe, môi trường sống,… Theo các chuyên gia da liễu, thời gian rạn da đỏ chuyển sang màu trắng dao động từ 6 tháng đến 12 tháng. Trong thời gian này, các mạch máu dưới da sẽ bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến các tế bào da, gây ra sự mất màu sắc của các vết rạn. Rạn da trắng là giai đoạn cuối cùng của rạn da, khi các vết rạn đã cũ, khó phục hồi và cần phải sử dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu.
Những biện pháp điều trị rạn da đỏ
Có nhiều cách khắc phục rạn da màu đỏ, phụ thuộc vào mức độ tổn thương da và phản ứng của từng người.
Điều trị rạn da tại nhà
Một số người có thể chỉ cần dùng kem dưỡng ẩm, để da giảm tổn thương, trở nên mịn màng và đàn hồi tốt hơn.
- Dùng bã cà phê: Bã cà phê có thể được sử dụng để làm mờ vết rạn da đỏ nhanh chóng. Hỗn hợp bã cà phê, dầu dừa và nước cốt chanh khi massage nhẹ lên da sẽ giúp tái tạo và làm mịn da.
- Dùng gel nha đam và vitamin E: Sự kết hợp giữa nha đam và vitamin E có thể giúp dưỡng ẩm, hồi phục da và làm mờ vết rạn. Hỗn hợp này sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi và làm đều màu da.
- Dùng lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng gà có tác dụng cải thiện vết rạn da đỏ. Bạn có thể đánh lòng trắng trứng và thoa lên vùng da bị rạn đỏ sau khi làm sạch. Massage nhẹ nhàng và sau khi khô, rửa sạch lại với nước ấm.
Điều trị chuyên sâu
Mức độ rạn da màu đỏ có sự khác nhau ở từng người do nhiều yếu tố như cơ địa, tính chất da và nguyên nhân gây ra. Nếu việc sử dụng các sản phẩm trị rạn da màu đỏ tại nhà không hiệu quả cần tìm đến bác sĩ da liễu để can thiệp chuyên sâu. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Bôi kem Retinoid: Loại kem này thúc đẩy sản sinh tế bào da để chữa lành vết rạn. Tuy nhiên, có thể gây kích ứng, cần thử nghiệm trước khi sử dụng.
- Laser: Sử dụng ánh sáng năng lượng cao để phá hủy tế bào hỏng trên da. Hiệu quả tương đối nhanh nhưng cũng dễ tái phát và kích ứng, cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
- Chemical Peeling: Sử dụng axit để loại bỏ lớp da chết. Có thể giúp da trở nên đều màu, giảm nếp nhăn và làm tươi sáng da.
- Dùng kem trị rạn da: Chọn các loại kem dưỡng ẩm phù hợp để thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị rạn. Kem này giúp phục hồi và tăng độ đàn hồi của da, từ đó giảm thiểu vết rạn da đỏ. Có các loại kem chứa AHA như Lactic acid, Glycolic acid, Mandelic acid có thể giúp cải thiện vết rạn da và làm đều màu da.
- Dùng thuốc trị rạn da đỏ: Thuốc như Dermatix, Contractubex, Hiruscar, Scarz, Mederma có thể được sử dụng để giảm thiểu vết rạn da đỏ. Các sản phẩm này có thể mua tại nhà thuốc hoặc bệnh viện.
Rạn da đỏ bao lâu chuyển sang màu trắng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên tình trạng này không thể tự hết mà phải trải qua quá trình điều trị. Nên cân nhắc mức độ nặng nhẹ của bệnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp.