“Đầy tháng bé trai cúng gì?” là thắc mắc của nhiều cặp vợ chồng lần trẻ. Bởi việc cúng đầy tháng rất quan trọng, nó như đánh dấu cột mốc để con có nhiều sức khỏe, may mắn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách cúng đầy tháng bé trai miền Nam – Bắc đầy đủ nhất, cùng tìm hiểu nhé.
Trước khi tìm hiểu đầy tháng bé trai cúng gì, bạn cần hiểu rõ về nghi thức này.
Cúng đầy tháng cho bé trai luôn là một nghi thức quan trọng, mang đậm nét văn hóa người Việt. Đây là buổi lễ công nhận bé đã tròn 1 tháng tuổi, nghĩa là đủ 30 ngày. Tất cả các nghi lễ trong buổi cúng đầy tháng này đều diễn ra lịch sự và trang trọng.
Trong buổi cúng đầy tháng sẽ có đầy đủ các thành viên trong gia đình. Buổi cúng này còn có tên khác là cúng Mụ, như lời cảm ơn Mụ đã ” nặn” ra bé. Ngoài ra, còn là lời cảm ơn tới Đức Ông – Người đã luôn ở bên che chở cho “mẹ tròn con vuông”.
Theo quan niệm của ông bà xa xưa, lễ cúng đầy tháng cho bé gái sẽ được tổ chức lùi 2 ngày so với ngày sinh âm lịch. Còn lễ đầy tháng cho bé trai sẽ lấy lùi 1 ngày so với ngày sinh âm lịch.
Ví dụ như bé trai là bạn sinh vào ngày 25/5 âm lịch, vậy thì lễ đầy tháng sẽ được tổ chức vào ngày 24/5 âm lịch.
Sở dĩ có cách tính này vì những người con trai cần đức tính mạnh dạn và xông xáo nên ngày đầy tháng tiến trước. Còn con gái thì cần nhẹ nhàng, khiêm tốn nên nên đầy tháng lùi sau.
Mỗi khu vực sẽ có giờ thực hiện đầy tháng khác nhau, có thể là sáng sớm hoặc là chiều tối:
Nếu bạn đang thắc mắc đầy tháng bé trai cúng gì, vậy thì tham khảo ngay nhé.
Khi sắp xếp bàn cúng đầy tháng cho bé trai, cần được chia thành 2 mâm. Chú ý là khoảng cách mâm trên cách mâm dưới không quá 10 phân.
Vị trí bàn nhỏ và thấp hơn để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Còn phần bàn lớn cao hơn sẽ thực hiện bày lễ vật cúng 12 Bà Mụ. Bạn chú ý là cách bày mâm cúng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc là “Đông bình, Tây quả”. Có nghĩa phía Đông chính là vị trí đặt bình hoa, còn phần phía Tây là vị trí đặt lễ vật.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về lễ cúng đầy tháng bé trai nhé.
Khi đã bày trí bàn lễ xong, cha hoặc mẹ sẽ thắp 3 nén hương. Rồi sau đó bế bé trai ra trước bàn cúng và bắt đầy đọc bài khấn cúng Mụ.
Tùy mỗi địa phương sẽ có bài cúng và Mụ khác nhau. Nhưng bắt đầu vẫn bằng việc kính cẩn xưng danh các Bà Mụ, thần phật. Tiếp đến là đọc ngày tháng cúng, tên hai vợ chồng và bé trai nhà mình. Đọc thêm nơi ở của gia đình, lý do của buổi cúng. Kèm theo lời tỏ lòng biết ơn công lao của các Bà Mụ, câu cuối lời cầu mong các bà phù hộ độ trì.
Sau khi cúng và thắp nhang xong,sẽ tiến hành đến nghi thức đặt tên cho con. Người cúng sẽ đọc với tổ tiên rõ ràng về họ tên của bé được ba mẹ đặt sẵn. Tiếp đến là gieo 2 đồng tiền lên đĩa và có hai trường hợp xảy ra như sau:
Nghi thức khai hoa hay còn có tên là “bắt miếng”. Bé trai sẽ được đặt nằm trong nôi bên cạnh mâm cúng hoặc là ngay giữa bàn. Rồi sẽ có người cúng rót trà và thắp hương để xin phép bắt miếng. Một tay thì bồng đứa trẻ, tay còn lại thì ầm một nhánh hoa quơ qua, quơ lại trên miệng bé trai.
Đồng thời nói những câu có ý nghĩa tốt đẹp như là:
Để quá trình cúng đầy tháng cho bé trai diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý những điều sau.
Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã trả lời được thắc mắc đầy tháng bé trai cúng gì. Hy vọng với các thông tin này, sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp, tổ chức lễ đầy tháng cho bé trai nhà mình trọn vẹn nhất.