Thời tiết giao mùa dịp nắng mưa thất thường khiến cho mọi người dễ mắc các bệnh cảm cúm, ho, đau họng. Đối với người trưởng thành thì những bệnh này có thể coi là bệnh vặt, cơ thể có thể tự sản phẩm ra đề kháng để tự điều trị bệnh, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì không giống như vậy, các mẹ không nên coi thường những bệnh vặt này, bởi nó có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp. Chính vì thế, hãy cùng Yến Sành tìm hiểu xem các phòng và điều trị cảm cúm trong thời gian giao mùa hiệu quả cho trẻ nhỏ, qua bài viết này hôm nay nhé.
1. Những dấu hiệu của bệnh cảm cúm
Khi mắc bệnh cúm trẻ thường có một số dấu hiệu sau:
- Cơ thể mệt mỏi, tinh thần chán nản
- Đau họng
- Ho
- Sốt trên 38 độ C
- Hắt hơi, sổ mũi
- Đau nhức cơ thể
Các triệu chứng này thường đến nhanh và nghiêm trọng hơn bệnh cảm lạnh, nên các mẹ cần chú ý nhé.
2. Nên làm gì khi trẻ bị bệnh cảm cúm?
Bệnh cảm cúm khiến trẻ bị sốt cao thì mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt. Dùng với một liều lượng phù hợp theo lời khuyên của sản phẩm vì dùng quá nhiều sẽ có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như gan, thận của bé. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý một số điều sau, khi chăm sóc cho bé bị cảm cúm:
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Ngoài nước lọc thường, mẹ có thể cho bé uống nước trái cây hay các món súp cho bé dễ dùng hơn nhé. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, món súp sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi dùng.
- Cho trẻ mặc đồ thoải mái, không mặt quá nhiều quần áo khiến cơ thể trẻ khó chịu.
- Để trẻ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, không nên cho trẻ đi học vì như vậy sẽ khiến tinh thần trẻ mệt mỏi và căng thẳng hơn, cũng như sẽ dẫn lây bệnh cảm cúm sang cho các bạn cùng lớp.
- Đảm bảo không khi trong phòng trẻ được lưu thông, nếu có máy lọc không khí hay máy tạo hơi ẩm thì có thể dùng để tạo bầu không khí trong lành, thoải mái cho nhé.
Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây hay các món ăn như súp trong khi bị bệnh cảm cúm
Lưu ý, nếu trẻ không hạ sốt kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, không tỉnh táo, kém hoạt động, phát ban thì nên cho trẻ đi thăm khám ở các cơ sở y tế ngay nhé.
3. Cách phòng bệnh cảm cúng khi thay đổi thời tiết cho trẻ
Tăng sức đề kháng cho cơ thể chính là cách phòng chống hiệu quả nhất, giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh cảm cúm, ho, đau họng. Vậy tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ bằng cách nào?
- Ăn các thực phẩm lành mạnh và có nhiều dinh dưỡng. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm như khoai tây, yến mạch, sữa chua, thịt bò, cá hồi, các loại rau bắp cải, cải xoăn, sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra. mẹ có thể tham khảo cho trẻ dùng yến sào để bồi bổ cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những trẻ trên 1 tuổi. Vì yến sào không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà yến sào còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Dùng yến sào thường xuyên và điều độ sẽ giúp bé khỏe mạnh và thông minh hơn.
- Giữ gìn vệ sinh thật tốt để tránh nguy cơ lây bệnh. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, không dùng tay bốc thức ăn, không cho trẻ mút tay. Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ để bé để các dịch nhầy không xâm nhập sâu vào trong mũi cũng như giúp trẻ thoải mái hơn. Mẹ cũng nên đeo và nhắc nhở trẻ chủ động đeo khẩu trang để giảm nguy cơ lây bệnh.
- Tiêm chủng đầy đủ và định kỳ. Khuyến khích trẻ tập thể dục, chơi thể thao để nâng cao thể chất.
Yến sào – Món ăn “vàng trong làng” bồi bổ và nâng cao sức đề kháng.
Trên đây là một số thông tin về cách phòng và điều trị cảm cúm trong thời gian giao mùa hiệu quả cho trẻ nhỏ, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm một vài kiến thức bổ ích. Liên hệ với Yến Sành quaHotline: 0826.930.930 (Mrs Lê) – 0813.666.555 (Mrs Trang) để được tư vấn chi tiết hơn nhé.