YẾN THÔ, YẾN RÚT LÔNG, YẾN CHƯNG TƯƠI, YẾN CHƯNG TIỆT TRÙNG

logo

Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không? Có ảnh hưởng đến phát triển không?

Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh. Nên nhiều mẹ thắc mắc rằng trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không? Trẻ ít ngủ có ảnh hưởng đến phát triển không? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này, cũng như biện pháp khắc phục khi trẻ sơ sinh ít ngủ.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

Trước khi trả lời thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không. Hãy cùng xem các nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh mất ngủ, có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý.

  • Khi mới ra khỏi bụng mẹ, trẻ chưa phân biệt được ngày đêm. Do đó, trẻ vẫn chưa kiểm soát được tình trạng ngủ thức, dẫn đến thiếu ngủ.
  • Đói cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không duy trì được giấc ngủ sâu. Thường thì khoảng 3-4 tiếng trẻ sơ sinh sẽ thực dậy để ăn, nên các mẹ nhớ cữ bú cho con theo cân nặng và độ tuổi.
  • Trẻ sơ sinh cũng bị mất ngủ khi tã, bỉm bị ẩm. Trẻ cảm thấy khó chịu, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên còn gây bệnh viêm da ở trẻ.
  • Trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị thức giấc khi không gian và tư thế ngủ không thoải mái. Như là quá ồn ào, hoặc đèn sáng chói, nhiều thiết bị điện tử xung quanh,… Có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh.
  • Khi trẻ gặp các tình trạng về sức khỏe như là mọc răng, lạnh, sốt, tiêu chảy, đầy bụng, mẩn ngứa,… Khi đó trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái, hay cáu gắt và không ngủ đủ giấc.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Trong khi ngủ, các tế bào được kích thích sản sinh để giúp bé phát triển. Nếu bé ngủ được giấc dài, sâu thì phát triển trí não tốt, tăng chiều cao hiệu quả.

Còn đối với những trẻ sơ sinh không được ngủ đủ giấc, cơ thể thường chậm phát triển, còi cọc. Nhiều ý kiến còn cho rằng, các bé sơ sinh ngủ ít sẽ “kém khôn”, hoạt động không lanh lợi. Bởi bé không muốn hoạt động vì cơ thể chưa được nạp đủ giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là đủ

Theo các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày trẻ sơ sinh ngủ từ 14-17 tiếng đồng hồ là hợp lý nhất. Nếu tổng giấc ngủ của trẻ dưới 10 tiếng, có nghĩa là đang rơi vào tình trạng mất ngủ.

Tùy thuộc vào các nhóm tuổi, sẽ có các yêu cầu về giấc ngủ khác nhau:

  • Trẻ em 1 tháng tuổi, nên ngủ ít nhất 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Thường ở độ tuổi này, trẻ hay ngủ ngày và thức đêm vì chưa phân biệt được thời gian trong ngày.
  • Trẻ em 2 tháng tuổi, thường ngủ khoảng 15 tiếng mỗi ngày, mỗi giấc kéo dài từ 3-5 giờ đồng hồ.
  • Còn trẻ em được 3 tháng tuổi, thường có tổng thời gian ngủ ít hơn 14 tiếng, mỗi giấc kéo dài 4-6 tiếng đồng hồ.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ ít

Nếu bạn nhận thấy bé nhà mình ngủ ít hơn khuyến cáo, có thể áp dụng các cách sau.

Bạn có thể giúp trẻ phân biệt được ngày đêm để có được giấc ngủ dài hơn. Như vào ban ngày, bạn có thể mở rèm cửa và điện cho thông thoáng. Bên cạnh đó là nói chuyện và chơi cùng bé, dần dần sẽ sắp xếp thời gian ngủ đúng ngày và đêm. Còn vào ban đêm, bạn cần giữ được không gian yên tĩnh, để trẻ sơ sinh dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Bạn cũng cần nhỏ là cho trẻ bú no trước khi đi ngủ. Bởi khi bé được cung cấp đủ dưỡng chất, sẽ có được giấc ngủ sâu và dài hơn. Ngoài ra, cần kiểm tra tã bỉm có bị bẩn không để thay kịp thời.

Trong trường hợp bè thường xuyên mất ngủ, kèm theo các biểu hiện như là nôn trớ, phát ban, sốt, thở khò khè,… Bạn cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, nếu bé khó chịu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để con trẻ dễ chìm vào giấc ngủ, bạn cũng nên hát ru hoặc kể chuyện cho bé. Các giai điệu êm ái, nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon giấc hơn.

Ngoài ra, cần tạo một thời khóa biểu sinh hoạt ăn-chơi-ngủ điều độ cho bé. Khi bé đã đi vào quỹ đạo sinh hoạt ổn định, giấc ngủ cũng sâu và ngon hơn. Bạn sẽ không phải đau đầu để ru mà bé không chịu ngủ nữa.

Thông qua những gì chúng tôi chia sẻ, chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không. Hy vọng với những thông tin này, sẽ giúp cho bạn biết cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh được tốt nhất.

Tất cả chi nhánh của Yến sành

Chi nhánh 1: Học viện kỹ thuật quân sự, phố Kiều Mai, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0977.681.433 (Mrs Hiền)

Chi nhánh 2: Số 04 Cù Chính Lan, phố Tân Quý, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Điện thoại: 0916.598.949 (Mrs Thanh Nhàn)

Chi nhánh 3: A1, Vinhome Hàm Nghi, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0978.308.980 (Mrs Ngọc Hà)

Chi nhánh 4: R1, Royal City, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0777.228.902 (Mrs Lưu Ly)

Chi nhánh 5: Tòa B, chung cư Viglacera- Thăng Long Number1, Khuất Duy Tiến, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935.131.668 (Mrs Nguyễn Hường)

Chi nhánh 6: Số 1 Trần Quý Kiên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0967.804.787 (Mrs Vân Anh)

Chi nhánh 7: CT1B, chung cư VOV Mễ Trì, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0344.931.392 (Mrs Kim Jung)

Chi nhánh 8: 50A đường Hoàng Trọng Trì, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, Nghệ An

Điện thoại: 0948.379.119 (Mrs Phương)

Chi nhánh 09: Thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 0972.298.685 (Mrs Lê Na) 

Chi nhánh 10: Chung cư Florita, phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố  Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0919.928.165 (Mrs Bảo Linh)

Chi nhánh 11: Nagoya Nhật Bản.
Điện thoại: 07044994937 (Ms. Hường Hoàng)

Chi nhánh 12: Osaka Nhật Bản
Điện thoại: 09085755999 (Ms. Hoàng Lan)

Chi nhánh 13: 113 Thái Thịnh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0918654066 (Minh Hiền)

Chi nhánh 14: Toà K2, The K Park, Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0347091688 (Thùy Hoàng)